New Southbound Policy Portal
Ngày 25/7, Cục Cảng vụ thuộc Bộ Giao thông đã tổ chức “Diễn đàn ngành công nghiệp du thuyền bền vững và phục hồi APEC” (APEC Resilient and Sustainable Cruise Industry Forum) tại Đài Bắc, mời đại diện của khu vực công và khu vực tư nhân liên quan đến ngành công nghiệp du thuyền của các nền kinh tế APEC đến dự, tiến hành trao đổi và đối thoại về việc thúc đẩy khả năng phục hồi và phát triển bền vững của ngành công nghiệp du thuyền khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Diễn đàn đã thu hút 106 người gồm các chuyên gia đến từ 11 nền kinh tế APEC như Australia, Canada, Mỹ, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Mexico, các quan chức và đại diện ngành nghề, giới học thuật, nghiên cứu của Đài Loan cùng tham dự.
Cục trưởng Cục Cảng vụ - ông Diệp Hiệp Long cho biết: Những năm gần đây, dịch bệnh COVID-19 đã gây ra trở ngại lớn đối với việc đi lại giữa các quốc gia và sự phát triển của ngành du lịch, đồng thời ngành công nghiệp du thuyền cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong thời kỳ đỉnh dịch, Đài Loan đã thông qua các biện pháp phòng chống dịch bệnh toàn diện và quản lý khả năng phục hồi không gian hiệu quả để đưa ra hành trình tàu du lịch Explorer Dream tới các đảo, đạt kết quả đứng đầu châu Á và thứ 2 thế giới với 95 chuyến tàu, vận chuyển 97.000 lượt khách, ước tính đóng góp 5 tỷ Đài tệ vào tổng giá trị của chuỗi cung ứng ngành nghề trong nước. Do đó, làm thế nào để tăng cường khả năng phục hồi của ngành công nghiệp du thuyền là vấn đề quan trọng đáng để quan tâm và thảo luận, chỉ khi đảm bảo khả năng phục hồi thì mới có thể duy trì sự phát triển bền vững của ngành nghề.
Diễn đàn lần này bao gồm 3 phiên họp. Phiên đầu tiên thảo luận về xu hướng ngành công nghiệp du thuyền quốc tế từ góc độ vĩ mô, nêu rõ các vấn đề bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai và bình đẳng giới đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp du thuyền.
Phiên họp thứ hai tập trung vào việc phát triển các chính sách về ngành công nghiệp du thuyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các đại diện chính thức như Cựu Phó Cục trưởng Cục Du lịch, Bộ Giao thông – Giáo sư Lưu Hỷ Lâm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế - IMO, Cục Hàng hải Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Nhóm chuyên gia hàng hải APEC (MEG) – bà Trần Thị Tuyết Mai Anh, Giám đốc Dịch vụ Kế hoạch và Chính sách của Cơ quan Công nghiệp Hàng hải Philippines (MARINA) – ông Luisito U Delos Santos đã giải thích về hiện trạng, những thách thức và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp du thuyền.
Phiên họp thứ ba đưa ra quan điểm về xu hướng ngành công nghiệp du thuyền và kỳ vọng đối với việc xây dựng các chính sách liên quan. Cuối cùng, Giám đốc Cục Cảng vụ Diệp Hiệp Long đã chủ trì cuộc thảo luận tổng hợp, cùng đại diện 4 nền kinh tế Singapore, Philippines, Việt Nam và Hàn Quốc đối thoại cụ thể về các vấn đề như làm thế nào để chính quyền cảng có thể tăng cường mối quan hệ với cộng đồng địa phương, phát triển các điểm du lịch trên bờ để thu hút thu hút khách du lịch bằng tàu biển và làm thế nào để nâng cao sự phục hồi của ngành công nghiệp du thuyền.
Cục Cảng vụ hy vọng thông qua sự trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các nền kinh tế APEC tại diễn đàn lần này sẽ giúp ngành công nghiệp du thuyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thậm chí trên toàn thế giới sẽ càng thêm linh hoạt và phát triển bền vững, đồng thời mong muốn trong tương lai sẽ tăng cường hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương để cùng mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho ngành du lịch tàu biển quốc tế.