Đường huyện lộ số 122 bắt đầu từ Trúc Đông cho đến Khu du lịch rừng Quan Vụ của huyện Tân Trúc. Đây là một tuyến du lịch tự nhiên và cũng đậm chất nhân văn, dọc đường có văn hóa Khách Gia, căn nhà cũ của Trương Học Lương, lịch sử ngành lâm nghiệp Quan Vụ và còn có thể ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của đường sống núi Thánh Lăng thuộc dãy Tuyết Sơn.
》Bài chuyên đề


Các công trình kiến trúc lịch sử có phải cứ càng lâu đời thì càng có giá trị? Chưa hẳn là như vậy. Ngoài những ngôi đền chùa, kiến trúc sân vườn kiểu Trung Hoa truyền thống hay kiến trúc chính thống thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, ký túc xá xây bằng vật liệu gỗ; đại đa số mọi người lại không biết được rằng, sau Thế chiến thứ hai, Đài Loan còn có một kiểu kiến trúc lịch sử được lưu lại từ thời kỳ Mỹ viện trợ kinh tế cho Đài Loan, vẫn ẩn mình đâu đó xung quanh chúng ta.

Cảnh sắc thiên nhiên núi non hùng vĩ cùng với tình người nồng nàn ấm áp, đó chính là đặc sản của Đài Loan, thế nhưng ẩm thực mỹ vị đặc trưng của hòn đảo này lại là thứ không thể bỏ qua.

Trời xanh mây trắng, nắng nóng gay gắt ở Hằng Xuân đã làm giảm bớt các tour du lịch ồn ào náo nhiệt.

Khi nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất dần cạn kiệt, việc tìm đến sự phát triển của một nền kinh tế tuần hoàn với nguồn tài nguyên bền vững sẽ là một giải pháp hiệu quả. Dịch vụ thuê cốc đựng thức uống “Good to Go” và chia sẻ đồ điện gia dụng “Homeapp123” với tiêu chí vạn vật cộng hưởng (vật chất được chia sẻ dùng chung), nhằm đưa công chúng tiếp cận với mô hình kinh tế tuần hoàn.

Khuyến khích tiêu dùng, không ngừng sản xuất, ngành thời trang đang phát triển đến đỉnh cao, tuy nhiên cũng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề như quần áo cũ dư thừa, ô nhiễm môi trường và vấn đề nhân quyền của người lao động. Mấy năm gần đây, ngành thời trang đã bắt đầu chú trọng tới vấn đề phát triển bền vững, thu hồi tận dụng vải cũ để tái sản xuất quần áo mới và tạo ra ứng dụng sản phẩm mới từ vật liệu phế thải, bảo vệ môi trường ngay từ khâu sản xuất.

Đạp xe theo tỉnh lộ 7A (Provincial Highway 7A) từ Nghi Lan đến Lê Sơn, sau khi vượt qua hẻm núi Tư Nguyên (Siyuan) là ta đã rời khỏi Nghi Lan, tiến vào địa phận của Đài Trung. Ở cây số 46 Km của tỉnh lộ, trời mưa to, vừa ướt vừa lạnh, vậy mà khi thẳng tiến đến cây số 49 Km thì trời lại trong xanh không một gợn mây.

Tạp chí Taiwan Panorama phối hợp với Quỹ Giao lưu Đài Loan - châu Á, tổ chức buổi tọa đàm tại Sân khấu nghệ thuật Thinkers (Thinkers’ Theatre) với chủ đề “Một Đông Nam Á đang dịch chuyển – Chính sách hướng Nam mới theo góc nhìn của di dân mới”. Những người tham gia tọa đàm đều đề cập rằng, Di dân mới sinh sống tại Đài Loan không chỉ làm phong phú thêm sự đa dạng văn hóa cho đảo ngọc, mà còn thể hiện sức sống bất tận!

Năm 2016, Đài Loan được tờ Wall Street Journal khen ngợi là “Thiên tài rác thải tái chế”. Trong cùng năm đó, sau kỳ bầu cử, Chính phủ mới tuyên bố Đài Loan chuẩn bị bước vào thời đại “Kinh tế tuần hoàn”, đồng thời đưa hạng mục này vào trong “Chương trình đổi mới ngành nghề 5+2”.

Nhiều người sinh sống nhờ biển, nhưng lại ít người giải cứu đại dương. Nhiều người chỉ biết “Sống nhờ biển” nhưng lại không biết nạn khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên biển, rác thải trôi dạt trên biển đã khiến vùng biển xinh đẹp trở nên vô cùng thảm hại.