Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bộ Ngoại giao cảm tạ các nước bang giao đã trình thư lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và phát biểu ý kiến ủng hộ Đài Loan trong phiên thảo luận cấp cao tại kỳ họp khóa 72 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

123

 

  Kỳ họp khóa 72, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khai mạc tại trụ sở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York vào ngày 12/9/2017. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cảm tạ 15 nước bang giao đã cùng ký tên vào bức thư liên danh ủng hộ hoặc trình thư riêng lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres; đồng thời nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ hoặc đại diện của 15 nước bang giao đã phát biểu ý kiến cho Đài Loan tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, bày tỏ lập trường ủng hộ Đài Loan tham dự hệ thống Liên Hợp Quốc và “Nghị trình phát triển bền vững 2030”. Các nước bang giao cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc chấm dứt áp dụng cách làm mang tính kỳ thị Đài Loan gia nhập các chương trình của Liên Hợp Quốc. Năm nay có 17 nước bang giao đã trình thư và phát biểu ý kiến thể hiện sự ủng hộ Đài Loan, Bộ Ngoại giao bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các nước bạn.

 Các nước tham gia ký tên vào bức thư liên danh ủng hộ, viết theo thứ tự chữ cái tiếng Anh gồm 12 nước: Belize, Burkina Faso, Cộng hòa El Salvador, Cộng hòa Haiti, Cộng hòa Kiribati, Cộng hòa quần đảo Marshall, Cộng hòa Nauru, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Quần đảo Solomon, Vương quốc Swaziland và Tuvalu. Riêng 3 nước bang giao: Cộng hòa Paraguay, Cộng hòa Nicaragua và Cộng hòa Honduras đã trình thư riêng lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
 

 Nội dung bức thư liên danh ủng hộ nói trên của các nước bang giao hưởng ứng 3 yêu cầu lớn trong đề án của Đài Loan trình lên Liên Hợp Quốc năm nay như đốc thúc Liên Hợp Quốc thực hiện kết nạp Đài Loan vào “Nghị trình phát triển bền vững 2030” và hỗ trợ Đài Loan tham dự hệ thống Liên Hợp Quốc, v.v… Trong thư trình, các nước bang giao đã chỉ rõ: Việc loại trừ Đài Loan ra ngoài hệ thống Liên Hợp Quốc đã vi phạm nguyên tắc phổ biến mà Hiến chương Liên Hợp Quốc công bố và mục tiêu “Không bỏ sót bất kỳ người nào” mà “Nghị trình phát triển bền vững 2030” đã tuyên bố.

 Trong thư trình còn chỉ ra: Ban thư ký Liên Hợp Quốc đã trích dẫn sai lầm nghị quyết 2758 Đại hội đồng Liên hợp Quốc năm 1971, yêu cầu người dân Đài Loan phải xuất trình thẻ chứng minh kiều bào Đài Loan mới được vào tham quan Liên Hợp Quốc. Đây là cách làm mang tính kỳ thị nhân dân Đài Loan, rõ ràng đã đi ngược lại giá trị bình đẳng và tự do mà Liên Hợp Quốc vẫn theo đuổi, không thể chấp nhận được. Trên thực tế, nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chưa đề cập đến vấn đề đại diện của Đài Loan và nhân dân Đài Loan trong tổ chức Liên Hợp Quốc, càng không cho Trung Quốc đại lục quyền đại diện cho nhân dân Đài Loan tại Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên môn của tổ chức này. Xét từ việc hưởng ứng thách thức mang tính toàn cầu, cần áp dụng cách làm bao dung và xây dựng quan hệ đối tác quốc tế, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nên xây dựng luật hỗ trợ Đài Loan tham dự hệ thống Liên Hợp Quốc để Đài Loan đạt được địa vị và cơ hội mà Đài Loan nên được hưởng, như vậy mới thực hiện được đóng góp ý nghĩa mang phúc lợi cho nhân loại.
 

  Các nước bang giao phát biểu ý kiến ủng hộ Đài Loan trong phiên thảo luận cấp cao tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, viết theo thứ tự chữ cái tiếng Anh gồm: Bộ trưởng Ngoại giao Belize, Tổng thống Burkina Faso, Tổng thống Cộng hòa Haiti, Tổng thống Cộng hòa Kiribati, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa quần đảo Marshall, Tổng thống Cộng hòa Nauru, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Đại diện thường trực Cộng hòa Nicaragua tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Cộng hòa Palau, Tổng thống Cộng hòa Paraguay, Bộ trưởng Ngoại giao Saint Kitts và Nevis, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Saint Lucia, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Saint Vincent và Grenadines, Thủ tướng Quần đảo Solomon, Quốc vương Vương quốc Swaziland và Thủ tướng Tuvalu.
 

 Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chân thành cảm tạ các nước bang giao đã trình thư lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và phát biểu ý kiến cho Đài Loan trong phiên thảo luận cấp cao tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ủng hộ yêu cầu và tâm nguyện của nhân dân Đài Loan; đồng thời một lần nữa kêu gọi Liên Hợp Quốc áp dụng hành động kết nạp Đài Loan tham dự hệ thống Liên Hợp Quốc, cùng nỗ lực đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà toàn thế giới đều thiết tha trông đợi.