Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Hợp sức đối phó biến đổi khí khậu, Đài Loan không vắng mặt~Hãy để Đài Loan giúp đỡ, không bỏ một ai lại phía sau
2017-11-21

123

 

 

  Hội nghị thường niên lần thứ 23 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC COP23) vừa bế mạc ngày 18/11/2017 tại thành phố Bonn (Đức). Hội nghị lần này do đảo quốc Fiji là nước Chủ nhà, các hoạt động bên lề hội nghị kéo dài hai tuần đã thu hút sự tập trung của hơn 20.000 người thuộc các giới đến tham dự, cùng thảo luận về tiêu chuẩn thực hiện Thỏa thuận Paris trong tương lai. Giữ vững nguyên tắc “Chuyên nghiệp, thực tế, cống hiến”, Đài Loan cũng không vắng mặt trong Hội nghị lần này, các giới nghiên cứu học thuật, giới quan chức và giới sản xuất Đài Loan đều hăng hái tham dự, đồng thời thể hiện sức sống và thực lực mềm dồi dào, phong phú, đóng góp một phần tâm sức vì một Trái Đất bền vững. Đoàn đại biểu Viện Hành chính với sự tận tâm nỗ lực của Bộ Ngoại giao và đại sứ Văn phòng đại diện Đài Loan tại Đức Tạ Chí Vĩ đã liên tục tiến hành 31 cuộc hội đàm song phương với các nước bang giao và các nước bạn bè với Đài Loan, trong đó trưởng đoàn- Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Lý Ứng Nguyên đã đích thân tham dự 19 cuộc hội đàm, tiến hành đối thoại sâu rộng với nguyên thủ các nước bang giao như Quần đảo Marshall, Nauru, Tuvalu, Swaziland, Saint Lucia và Bộ trưởng Bộ Môi trường, đại sứ các nước tại Liên Hợp Quốc, các Nghị sĩ Quốc hội Đức, v.v...

 Các Ủy viên Viện Lập pháp Ngô Côn Dụ, Chung Khổng Chiếu, Trần Nghi Dân, Chu Trần Tú Hà… cũng đều đến Đức tiến hành các hoạt động ngoại giao của Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Lý Ứng Nguyên đã đồng thời trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế như hãng truyền thông quốc tế Deutsche Welle của Đức, đài truyền hình Berlin, Hãng Thông tấn Trung ương CNA Trung Hoa Dân Quốc, kênh Yahoo TV, v.v…, nói rõ cách làm cụ thể và quyết tâm tích cực của Đài Loan trong việc từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu năng lượng và hành động giảm lượng khí thải nhà kính. “Tạp chí Thương mại và Ngoại giao” của Đức số tháng 11 cũng đăng hình ảnh Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Lý Ứng Nguyên lên trang bìa, nội dung tạp chí cũng đăng tải bài chuyên đề giới thiệu thành quả và phương hướng mục tiêu của Đài Loan trong việc ứng phó biến đổi khí hậu.

 Trong thời gian diễn ra Hội nghị tại Bonn lần này, Đài Loan đặc biệt cảm tạ 12 nước bang giao gồm: Nicaragua, Swaziland, Burkina Faso, Quần đảo Marshall, Honduras, El Salvador, Quần đảo Solomon, Belize, Tuvalu, Haiti, Santa Lucia, Guatemala đã phát biểu ủng hộ Đài Loan tại Hội nghị cấp cao COP23. 14 nước bang giao đã trình thư lên Tổng thống Fiji-nước làm Chủ tịch Hội nghị lần này và Tổng thư ký UNFCCC, ủng hộ Đài Loan tham dự Hội nghị một cách thực chất, đồng thời kêu gọi không nên loại trừ Đài Loan ra ngoài các hoạt động thuộc Hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu.

 Tại cả bên trong và bên ngoài hội trường Hội nghị Biến đổi Khí hậu Bonn (Đức) còn có nhiều lực lượng hùng hậu, phong phú của các giới đến từ Đài Loan, tích cực lên tiếng vì sự nỗ lực chung của Đài Loan thông qua phương thức tổ chức gian hàng triển lãm và các buổi diễn thuyết bên lề Hội nghị, trong đó bao gồm: Viện Nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp, Viện Nghiên cứu tổng hợp Đài Loan, Quỹ nghiên cứu Năng lượng bền vững Đài Loan, Quỹ Văn hóa giáo dục chất lượng môi trường, Hiệp hội thu hồi và tái sử dụng Carbon, Hiệp hội Phát triển kỹ thuật sinh thái Đài Loan, Quỹ Văn hóa giáo dục Delta, Quỹ Dịch vụ ngành nghề Đài Loan, Liên minh các bà mẹ giám sát nhà máy điện hạt nhân, Liên minh khí hậu thanh niên Đài Loan và các thành phố đại diện như thành phố Đài Bắc, thành phố Tân Đài Bắc, thành phố Đào Viên, thành phố Đài Nam và thành phố Cao Hùng, hưởng ứng lời kêu gọi của Công ước chung, đồng thời kết hợp sức mạnh của các bộ ngành chính phủ với tư nhân và chính quyền trung ương để ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Hưởng ứng hành động giảm khí thải CO2 trên toàn cầu, từ tháng 2/2017, Viện Hành chính Đài Loan đã phê chuẩn “Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu”, xây dựng phương châm giảm khí thải nhà kính và thích nghi biến đổi khí hậu. Sau khi Bộ Bảo vệ Môi trường cùng bàn bạc với các cơ quan chủ quản trung ương, tháng 11/2017 sẽ công bố các dự thảo về mục tiêu quản lý khí nhà kính giai đoạn đầu, “Phương án thúc đẩy giảm lượng khí thải nhà kính” và “Phương án thúc đẩy quản lý xả khí thải nhà kính”, áp dụng phương thức mới đầu từ từ sau tăng nhanh tốc độ giảm khí thải CO2. Theo kế hoạch đến năm 2020, lượng khí thải nhà kính của Đài Loan sẽ giảm 2% so với năm tiêu chuẩn là năm 2005, năm 2025 giảm 10%, năm 2030 giảm 20%; đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể xuyên suốt các bộ ngành. 6 bộ ngành lớn là ngành năng lượng, sản xuất, vận tải, kinh doanh, nông nghiệp và môi trường cùng chịu trách nhiệm giảm lượng khí thải CO2, trông đợi sẽ dần từng bước thực hiện mục tiêu trường kỳ giảm lượng khí thải của Đài Loan (năm 2050 sẽ giảm 50% so với năm tiêu chuẩn là năm 2005).

 Biến đổi khí hậu đã là một sự thật mang tính khoa học và ảnh hưởng sâu sắc đến từng góc nhỏ trên thế giới, nó uy hiếp sức khỏe, môi trường sinh tồn và sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội. Từ lâu nay, Đài Loan luôn nỗ lực thông qua các hiệp định song phương và hợp tác đa phương, âm thầm thực hiện hết sức mình vai trò công dân toàn cầu, hy vọng cùng toàn thế giới nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng quan hệ đối tác hợp tác, hơn thế còn vui mừng được chia sẻ những nỗ lực và kinh nghiệm trong việc bảo vệ môi trường, đáp lại cộng đồng quốc tế và các nước có nhu cầu, làm sâu sắc hơn tình hữu nghị chân thành với các nước. Vì mọi người cùng trên một chiếc thuyền, trong vũ trụ bao la, chiếc thuyền ấy mang tên “Trái Đất”, Đài Loan quyết không vắng mặt trên phương diện ngăn chặn biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái đất, bởi đây là điều quan trọng nhất liên quan đến môi trường bền vững của các thế hệ sau.