Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Phối hợp hài hòa quy định pháp luật, xúc tiến hợp tác y tế với các nước trong Chính sách hướng Nam mới
2017-10-30

 Ngày 11/10, ông Cầu Chính Kiện-nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia cho biết, thông qua việc xúc tiến phối hợp hài hòa quy định pháp luật đối với các nước trong Chính sách hướng Nam mới sẽ giúp quan hệ hợp tác trong tương lai với các nước này càng khăng khít hơn.
 

 “Diễn dàn Yushan: Đối thoại châu Á đổi mới và tiến bộ” (Yushan Forum:Asian Dialogue for Innovation and Progress) được Quỹ giao lưu hai bờ eo biển Viễn Cảnh (Prospect Foundation) tổ chức lần đầu vào chiều 11/10. Diễn đàn đã mời các chuyên gia trong giới sản xuất và giới học thuật tập hợp thảo luận về đổi mới ngành y tế và liên kết ngành nghề.

 Thứ trưởng Bộ Khoa học Kỹ thuật Tô Phương Khánh phát biểu tại diễn đàn cho biết, ngành y tế Đài Loan có khá nhiều ưu thế, lại có các thiết bị y tế đắt giá của châu Âu và Mỹ. Y tế Đài Loan “hàng đẹp giá rẻ” lại được thế giới chứng nhận, vừa phù hợp với nhu cầu hiện nay của các nước Đông Nam Á và các nước Nam Á.

 Ông Cầu Chính Kiện nói, đa số quy định pháp luật liên quan đến ngành y tế các nước trong Chính sách hướng Nam mới vừa bắt đầu được đưa vào quy định. Để tiến thêm một bước trong quan hệ hợp tác với các nước trong chính sách hướng Nam mới, Bộ Y tế-Phúc lợi đang liên tục theo sát các quy định pháp luật hiện hành và những thiết bị y tế mà các nước này có nhu cầu, hy vọng có thể giúp càng nhiều nhà sản xuất tiến vào các nước Đông Nam Á.

 Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Trần Diệp Tuấn cho biết, hiện nay Việt Nam đang sử dụng rất nhiều thiết bị y tế phù hợp tiêu chuẩn cao, giá cả cũng cao. Lấy ví dụ như vật liệu trám răng sử dụng trong nha khoa, đa số sử dụng các sản phẩm của châu Âu và Mỹ, nhưng giá cả đắt đỏ nên người dân không thể gánh được chi phí, nhưng vật liệu trám răng do Đài Loan sản xuất có giá cả hợp lý, nếu có thể bắt đầu sử dụng các sản phẩm của Đài Loan thì rất nhiều người bệnh sẽ được hưởng lợi.

 Đại biểu Thái Lan tham dự diễn đàn đề cập đến vấn đề giá thuốc men đắt, ông Cầu Chính Kiện cho biết, như phía Malaysia hy vọng chứng nhận dược phẩm áp dụng Hiệp định song phương công nhận lẫn nhau. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau có liên quan đến thiết bị y tế và dược phẩm có thể hạ giá thành một cách hiệu quả.

 Hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật thuộc trường đại học Malaya của Malaysia, ông Noor Azuan Bin Abu Osman nói: Thuốc men đắt là do giới sản xuất quyết định giá thuốc. Nếu tìm ra phương pháp xây dựng cơ chế công nhận lẫn nhau, khi đàm phán với giới sản xuất, ta sẽ có nhiều điều kiện hơn để yêu cầu điều chỉnh giá thuốc.
 

 Ông Noor Azuan Bin Abu Osman nói: Hiện nay đại học Malaya và đại học Thành Công đang hợp tác với Liên minh Viện Khoa học và Công nghiệp toàn cầu (Global Academia-Industry Alliance (GAIA), giới doanh nghiệp Đài Loan tiến vào Malaysia với tỷ lệ thành công tương đối cao; nếu có cơ hội, hy vọng có thể thành lập Liên minh giữa chính phủ với chính phủ để kích thích động năng lớn hơn nữa.


(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)