Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đội quân tàng hình của ngoại giao Đài Loan- Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không tròn 20 tuổi
2018-05-07

123

Tháng 2/2018 xảy ra tai nạn máy bay trực thăng Black Hawk UH-60M rơi tại vùng biển ngoài khơi đảo Lan Dữ (Lanyu), Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không phải đối mặt với thử thách trực thăng chìm dưới độ sâu 1.000m (Ảnh: ASC)
 

 Năm 1998 là một năm đen tối trong lịch sử an toàn hàng không Đài Loan, tháng 2/1998 xảy ra tai nạn máy bay của hãng hàng không China Airlines tại sân bay quốc tế Đào Viên. Tháng 3 cùng năm lại xảy ra tai nạn máy bay của hãng China Airlines tại vùng biển ngoài khơi Tân Trúc và tai nạn máy bay của hãng Daily Air tại vùng biển ngoài khơi Bành Hồ. Ba vụ tai nạn máy bay này cũng là nhân tố then chốt thúc đẩy việc thành lập Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không (Aviation Safety Council, gọi tắt là ASC).
 

 Ngày 25/5/1998, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không chính thức được thành lập, công tác điều tra sự cố hàng không của Đài Loan mới bắt đầu bắt kịp bước đi của thế giới, hướng tới sự chuyên nghiệp và độc lập.
 

 Khi mới được thành lập, ASC chỉ có thể học tập các quốc gia tiên tiến như Mỹ, châu Âu, Canada, Australia, v.v…, tất cả đều bắt đầu từ con số 0, Đài Loan đã cử người ra nước ngoài đào tạo, xây dựng phòng thí nghiệm, học tập kinh nghiệm của các nước bạn, sau đó từ công tác điều tra các sự cố, lần này qua lần khác, Đài Loan đã xây dựng được năng lực điều tra, phát hiện ra các vấn đề, nâng cao môi trường an toàn hàng không của Đài Loan.
 

 20 năm qua, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không đã thực hiện điều tra 130 sự cố liên quan đến máy bay dân dụng, máy bay công vụ, máy bay siêu nhẹ và khinh khí cầu. Ngoài ra còn có 16 vụ tham gia điều tra sự cố ở nước ngoài và khu vực Trung Quốc đại lục, đưa ra tổng cộng 988 kiến nghị cải thiện an toàn hàng không.
 

 Những kiến nghị cải tạo an toàn hàng không mà ASC đưa ra không chỉ là kiến nghị đối với các công ty hàng không mà còn bao gồm cả đơn vị chủ quản hàng không dân dụng trong và ngoài nước, ví dụ: vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không TransAsia Airways tại Nam Cảng năm 2015, tuy nguyên nhân chính là sơ sót do con người nhưng ASC cũng phát hiện ra thiết kế hướng dẫn bay của máy bay ATR có vấn đề về logic nên đã nêu kiến nghị cải thiện lên Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) và công ty Airbus-hãng sản xuất máy bay đã mua lại công ty ATR. AESA và hãng Airbus cũng căn cứ theo quy định quốc tế, gửi phúc đáp mang tính tích cực tới Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không trong vòng 90 ngày.
 

 Biên chế nhân viên của ASC hiện nay chỉ có 23 người, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không với số nhân viên điều tra chưa tới 20 người, dự toán hàng năm vào khoảng hơn 60 triệu Đài tệ, ngoài việc phụ trách điều tra các sự cố hàng không còn thầm lặng nâng cao kỹ thuật điều tra, phát triển chuyên môn trong lĩnh vực điều tra sự cố hàng không quốc tế.
 

 Sau 20 năm nỗ lực, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không từ một đơn vị không tên tuổi đến nay đã tạo được tiếng tăm trong lĩnh vực an toàn hàng không quốc tế, các nước: Malaysia, Indonesia, Hồng Kông, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đều đã từng ủy quyền cho Đài Loan giả mã hộp đen. Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không còn nghiên cứu, phát triển nên kỹ thuật đặc biệt, đó là đọc giải mã chip định vị GPS đã bị hỏng.
 

 Thông thường đa số máy bay trực thăng của của các hãng hàng không bình thường đều chưa được lắp hộp đen, làm thế nào để lấy ra được và giải mã con chip trong thiết bị định vị của máy bay trực thăng bị hỏng là rất quan trọng. Được sự tín nhiệm và công nhận của công ty sản xuất thiết bị định vị lớn nhất thế giới, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không đã nghiên cứu, phát triển ra máy giải mã chip định vị chỉ sử dụng trong công tác điều tra sự cố. Hiện nay Ủy ban đang cung cấp dịch vụ giải mã chip định vị máy bay trực thăng cho các nước: Nhật Bản, Slovakia, Nga, v.v…, Nga còn cử nhân viên đến Đài Loan học tập.
 

123

Phòng thí nghiệm của Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không là cơ sở để các nhân viên điều tra luyện tập, các loại máy giải mã hộp đen là thiết bị quan trọng trợ giúp cho việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn máy bay (Ảnh: CNA)
 

 Trong khi ngành ngoại giao Đài Loan còn ở trong hoàn cảnh khó khăn, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không đã từng bước, từng bước tích lũy năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn hàng không. Tuy chưa có được sự giúp đỡ của các đơn vị ngoại giao, nhưng Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không không chỉ luôn có mặt tại các hội nghị an toàn hàng không quốc tế mà còn có quan hệ trao đổi giao lưu mật thiết với các bộ ngành trực thuộc chính phủ các nước quản lý như Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB), Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Pháp (BEA), Cục An toàn Giao thông Australia (ATSB), Hội đồng An toàn Giao thông Canada (TSB), Ủy ban An toàn Giao thông Nhật Bản (JTSB).
 

 Năm 2003, thế giới thành lập Tổ công tác nghiên cứu máy ghi âm điều tra tai nạn hàng không (Accident Investigator Recorder, gọi tắt là AIR) chính là dựa trên ý tưởng của Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không Đài Loan, các thành viên sáng lập bao gồm: Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB), Hội đồng An toàn Giao thông Canada (TSB), Cục An toàn Giao thông Australia (ATSB), Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Pháp (BEA) và Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không Đài Loan (ASC).
 

 Năm 2004, Hội nghị chuyên gia AIR đầu tiên được tổ chức tại Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB). Hội nghị đã nhất trí thông qua Kênh thông tin ghi âm quốc tế (International Recorder Investigator Group, gọi tắt là IRIG) do Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không Đài Loan lập nên làm ứng dụng cho việc thảo luận kỹ thuật then chốt và trao đổi kỹ thuật.
 

 Đài Loan tuy không phải là hội viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) nhưng lại có kênh thông tin thuộc AIR, hầu như các vấn đề được tổ công tác ICAO thảo luận đều đã được trao đổi ý kiến tại kênh thông tin từ trước đó, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không đều có thể nắm trước tiến triển của các quy định pháp quy và các sự vụ liên quan được thúc đẩy trong tương lai của lĩnh vực an toàn hàng không quốc tế.
 

 Sau khi thành lập được 2 năm, năm 2000, Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không đã được mời vào Hiệp hội An toàn Giao thông Quốc tế (ITSA). Đây là tổ chức quốc tế được thành lập năm 1993, chia sẻ kinh nghiệm điều tra sự cố tại các nước hội viên để tăng cường an toàn hệ thống cho các loại phương tiện giao thông. Hiện tổ chức này đã có 25 nước hội viên, năm 2008 Ủy ban Điều tra An toàn Hàng không cũng đã tranh thủ cơ hội tổ chức hội nghị thường niên tại Đài Loan.

Tháng 9 năm nay, Hội nghị AIR lần thứ 15 cũng sẽ được tổ chức tại Đài Loan.

 

 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)