Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Họa sĩ Nghiêm Vinh Tông không bao giờ từ bỏ ước mơ đuổi theo ánh sáng
2018-11-19

Họa sĩ Nghiêm Vinh Tông không bao giờ từ bỏ ước mơ đuổi theo ánh sáng

 

Thượng đế khép lại cánh cửa này thì chắc chắn sẽ mở ra một cánh cửa khác, đời người có lúc thăng lúc trầm, cho dù thuận lợi hay đứng trước nghịch cảnh, còn tùy thuộc xem chúng ta đối phó ra sao. Khi còn nhỏ ông Nghiêm Vinh Tông (Louis Yen) bị mắc bệnh bại liệt, phải chịu đựng nỗi đau đớn của căn bệnh này như thoái hóa não, bị teo cơ và bệnh loãng xương nghiêm trọng. Năm 19 tuổi, ông từng tham gia lớp học vẽ tranh sơn dầu cơ bản 3 tháng, nhờ vậy 30 năm sau đã giúp ông tự sáng tạo nên “kỹ thuật vẽ tranh đuổi theo ánh sáng”, tập trung nghiên cứu sự thể hiện của ánh sáng và màu sắc trong các tác phẩm hội họa, đã 3 năm liên tục được bình chọn vào Cuộc thi thế giới về hội họa tả thực,
năm ngoái ông còn được bầu chọn là thành viên cấp cao của Liên minh các Nhà nghệ thuật Canada (SFCA), giành được danh hiệu cao nhất “Họa sĩ bậc thầy của nghệ thuật đương đại”.

 

Ông Nghiêm Vinh Tông đã phải chịu đau đớn do chứng teo cơ, những khi vẽ, ông phải treo cánh tay lên để thư giãn cơ, dẫu vậy ông vẫn kiên trì vẽ tranh, đốt cháy cuộc đời. (Ảnh: Lin Min-hsuan)Ông Nghiêm Vinh Tông đã phải chịu đau đớn do chứng teo cơ, những khi vẽ, ông phải treo cánh tay lên để thư giãn cơ, dẫu vậy ông vẫn kiên trì vẽ tranh, đốt cháy cuộc đời. (Ảnh: Lin Min-hsuan)

Ông Nghiêm Vinh Tông sinh năm 1959 tại Đào Viên (Taoyuan) trong một gia đình thợ làm khóa, lúc 1 tuổi ông bị mắc bệnh bại liệt. Vào thời đó không có bảo hiểm y tế, và ngành y tế cũng chưa tiến bộ như hiện nay, cho dù cha mẹ chạy ngược chạy xuôi đưa Nghiêm Vinh Tông đi chữa trị khắp nơi, dùng thử đủ các bài thuốc gia truyền, tiêu sạch gia tài, nhưng bệnh tình của ông không hề thuyên giảm, đối với những bệnh nhân mắc bệnh bại liệt từ nhỏ, suốt cuộc đời họ sẽ phải khổ sở đau đớn bởi chứng teo cơ tiến triển nặng dần.

“Cha đẻ” của hàng vạn chiếc chìa khóa, tay nghề chạm khắc đáng giá ngàn vàng

Các cơ ở chân của ông Nghiêm Vinh Tông cứ teo dần đi, không thể đi lại như người bình thường, từ nhỏ đã chịu sự cười nhạo của chúng bạn, nhưng ông không bao giờ từ bỏ chính mình, ra sức học tập, nỗ lực chứng minh bản thân ngoài việc đi lại khó khăn, tất cả mọi việc đều không khác gì như người bình thường.

“Hoàng tử Ếch” (Mr. Frog)“Hoàng tử Ếch” (Mr. Frog)

Là học sinh đạt nhiều thành tích xuất sắc trong trường, để làm nhẹ bớt gánh nặng kinh tế cho cha mẹ, sau khi tốt nghiệp cấp 2 ông Nghiêm Vinh Tông bèn quyết định nghỉ học. Hàng ngày ông lê đôi chân yếu ớt, cố hết sức leo lên chiếc xe đạp cũ mèm khởi hành từ Đào Viên đến các nơi như Oanh Ca (Yingge), Tam Hiệp (Sanxia) để mở sạp hàng làm chìa khóa, làm từng chiếc khóa thủ công, tự tạo cho mình nền tảng của kỹ thuật điêu khắc.

Sạp hàng làm khóa nho nhỏ làm ăn ngày càng ổn định, về sau cha của Nghiêm Vinh Tông đã thuê một góc nhỏ chỉ khoảng 1,6m2 tại một cửa hàng bán văn phòng phẩm ở Thụ Lâm (Shulin) cho ông làm mặt bằng kinh doanh. Khi khách hàng đến làm chìa khóa, Nghiêm Vinh Tông sẽ hỏi khách về thói quen sử dụng chìa khóa, để đánh ra chiếc chìa khóa thật ăn khớp với ổ khóa tùy thuộc vào tình trạng bị mài mòn của khóa. Chiếc chìa khóa do ông tạo nên còn dễ mở hơn so với chìa khóa ban đầu, thậm chí ông rất lấy làm tự tin khoe với khách hàng, nếu không mở được, cứ mang một chai thuốc trừ sâu ra ông sẽ uống ngay lập tức. Chính nhờ kỹ thuật đánh chìa khóa giúp ông Nghiêm Vinh Tông giành được danh hiệu “ Cha đẻ của hàng vạn chiếc chìa khóa”, thu hút nhiều người đến học hỏi, cho đến nay những người thợ làm khóa được ông Nghiêm Vinh Tông truyền nghề đã có mặt khắp Đài Loan.

“Năm nào cũng dư dả” (Years of Bounty)“Năm nào cũng dư dả” (Years of Bounty)

Ban ngày ông Nghiêm Vinh Tông tập trung nghiên cứu kỹ thuật làm khóa, ban đêm thì luyện khắc con dấu, siêng năng tập luyện kỹ thuật chạm khắc các thể chữ Hán như Thảo, Lệ, Triện, Hành v.v..., khiến kỹ năng khắc con dấu được thăng hoa nâng tầm thành nghệ thuật. Do đó, vào năm 19 tuổi, Nghiêm Vinh Tông tham gia lớp hội họa tranh sơn dầu do họa sĩ Liễu Thanh Tùng (Liu Qing-song) mở lớp, học tập kỹ xảo vẽ tranh sơn dầu cơ bản, đồng thời đưa kỹ thuật này vào nghề khắc con dấu của mình.

Chỉ trên vài centi mét vuông của con dấu, ông Nghiêm Vinh Tông khắc lên đủ loại hình vẽ mang biểu tượng của Đông phương như rồng phượng, tùng trúc, hạc trắng v.v..., phối hợp với các thể chữ khắc triện, thông qua mực dấu để đóng những hình con dấu nho nhỏ, tựa như một bức tranh vậy. Thậm chí ông còn thử thách với mình bằng chùm thơ Vô Đề của nhà thơ đời nhà Đường Lý Thương Ẩn, khắc 56 chữ Hán lên một con dấu chỉ có 1 cm2, khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi kỹ thuật vô cùng tinh xảo của ông.

Tác phẩm khắc triện của Nghiêm Vinh Tông tựa như tác phẩm nghệ thuật, trong không gian nho nhỏ của con dấu đã thể hiện sức cuốn hút vô hạn của sáng tác. (Ảnh: Lin Min-hsuan)Tác phẩm khắc triện của Nghiêm Vinh Tông tựa như tác phẩm nghệ thuật, trong không gian nho nhỏ của con dấu đã thể hiện sức cuốn hút vô hạn của sáng tác. (Ảnh: Lin Min-hsuan)

Chất lượng cao, với tay nghề chạm khắc con dấu thủ công rất tinh tế đã giúp ông Nghiêm Vinh Tông tạo được tiếng tăm cho mình, cũng vì nghề khắc dấu thủ công phải mất nhiều công sức và thời gian, nên số lượng sản xuất có hạn, vào thời ấy khách hàng muốn đến nhờ ông Nghiêm Vinh Tông khắc dấu đều phải chờ vài tháng, hơn thế, giá tiền chạm khắc một chữ lên tới 10.000 Đài tệ, chính vì vậy, ông được các nhà sưu tầm nói đùa là “một chữ đáng giá ngàn vàng, dù có ngàn vàng cũng không dễ dàng có được!”

Tự tay đặt từng viên gạch xây nên lâu đài tình yêu

Kinh nghiệm học vẽ vào năm 19 tuổi, không chỉ làm phong phú thêm đề tài chạm khắc dấu cho ông Nghiêm Vinh Tông, mà còn giúp ông có cơ hội kết duyên với người bạn đời – Thư Đan (Susan). Bản thân ông Nghiêm Vinh Tông do đi lại khó khăn, nên mọi vấn đề sinh hoạt đều do người vợ chăm lo, cho nên ông có thể chuyên tâm theo đuổi nghệ thuật khắc dấu. Nhờ danh thơm tiếng tốt được lan xa đã mang lại một số lượng lớn đơn đặt hàng, chiếm hết phần lớn thời gian của Nghiêm Vinh Tông. Do sử dụng các cơ quá mức, tình trạng sức khỏe của ông Nghiêm Vinh Tông trở nên xấu đi. Lúc này ông mới ý thức được rằng, cho dù giàu sang phú quý đến dường nào, nhưng không có sức khỏe thì cũng là vô ích, thế là ông quyết định nghỉ hưu, đưa gia đình tới Canada định cư.

Để tỏ lòng cảm ơn với vợ mình, ông Nghiêm Vinh Tông đã tìm được một mảnh đất trống ở gần khu vực ngoại ô Vancouver, tự tay xây cất một lâu đài để tặng cho Thư Đan. Bắt đầu từ hướng nhà, đào móng, cho tới đổ bê tông, v.v... Nghiêm Vinh Tông đều tự tay làm, dù không chuyên về kiến trúc, ông đã miệt mài nghiên cứu về quy định của luật kiến trúc Canada, đọc đủ các loại sách vở, phim ảnh, phác thảo bản vẽ thiết kế, mua nguyên vật liệu, khắc phục mọi khó khăn.

“Bản hợp âm hoàng hôn” (Sunset Harmony). Tranh vẽ của Ông Nghiêm Vinh Tông thể hiện không gian ba chiều rất rõ nét, dường như có thể bước vào bức tranh, để hít thở chất hương thơm từ thiên nhiên.“Bản hợp âm hoàng hôn” (Sunset Harmony). Tranh vẽ của Ông Nghiêm Vinh Tông thể hiện không gian ba chiều rất rõ nét, dường như có thể bước vào bức tranh, để hít thở chất hương thơm từ thiên nhiên.

Bắt đầu từ năm 2002 chính thức động thổ xây nhà, bản thân ông Nghiêm Vinh Tông luôn phải chịu đựng đau đớn do bệnh teo cơ và loãng xương, mặc dù đã nhiều lần bị gãy xương, nhưng ông vẫn chống gậy tiếp tục thi công, kiên trì tự tay xếp từng viên gạch. Không những xây vách dựng nhà, đến cả việc trang trí nội thất cũng do ông Nghiêm Vinh Tông một tay phụ trách toàn bộ. Ông học thợ chuyên môn cách sơn vẽ cột trụ phỏng theo hoa văn của đá hoa cương, tạo nên phong cách thiết kế nội thất kiểu châu Âu. Nhờ đôi tay khéo léo của ông, ngôi nhà tựa như một tác phẩm nghệ thuật quy mô, kỹ thuật xây dựng ngôi nhà đã khiến nhân viên giám định chuyên môn khi đến kiểm tra, cũng phải ca ngợi chất lượng thi công hơn hẳn các nhà thầu xây dựng ở ngoài thị trường.

 Mất 5 năm, mãi tới năm 2007, cuối cùng trang trại xinh đẹp được đặt tên là “Thư Đan Bạch Lộ” mới được chính thức ra mắt mọi người.

Không bao giờ từ bỏ ước mơ đuổi theo ánh sáng

Ký ức ngắn ngủi của thời ông Nghiêm Vinh Tông theo đuổi học vẽ điêu khắc nghệ thuật khi còn trẻ, lại được tình cờ khơi dậy trong một lần tham quan triển lãm tranh sơn dầu vào năm 2008, sau 30 năm lại mới cầm bút vẽ . Ông Nghiêm Vinh Tông chưa từng qua bất kỳ khóa đào tạo hội họa chính quy nào, ông bắt đầu học từ khoa học hình ảnh, nghiên cứu cấu tạo của đôi mắt, cho tới các sắc màu sáng và tối v.v..., ông tự cho rằng mình giống như tập luyện thế võ “mã bộ”, phải mất nhiều thời gian để quan sát chi tiết biến hóa của ánh sáng và bóng hình, tạo dựng nền móng vững chắc cho các tác phẩm sau này.

“Cha đẻ” của hàng vạn chiếc chìa khóa, tay nghề chạm khắc đáng giá ngàn vàng

Bức “Chiều tà trên vịnh Thư Đan” (Sunset over Susan Bay) - bức tranh đầu tiên mà ông Nghiêm Vinh Tông sáng tác đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà nghệ thuật, được hơn 90 họa sĩ tham gia Cuộc triển lãm tranh Garibaldi Canada hàng năm bỏ phiếu bình chọn là tác phẩm trưng bày chính, bức tranh của ông Nghiêm Vinh Tông được làm thành tấm áp phích quảng cáo nổi bật nhất triển lãm.

Đứng ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp buổi xế chiều trong bức tranh, người xem dường như có thể cảm nhận được vẻ dịu dàng của ánh dương lúc chiều tà. Còn hình ảnh vịnh Thư Đan trong bức tranh thì nằm ở đâu? Ông Nghiêm Vinh Tông tinh nghịch cười nói, vịnh Thư Đan ở trong tâm trí của tôi, đó là nơi ông nắm tay vợ đi thả bộ trong tưởng tượng, thì ra Nghiêm Vinh Tông đưa hình ảnh lãng mạn do ông tưởng tượng vào trong bức tranh, thể hiện vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh.

Tự tay đặt từng viên gạch xây nên lâu đài tình yêu

Nghiêm Vinh Tông một lòng theo đuổi sự ưu việt, liên tục tập trung nghiên cứu sự thể hiện của ánh sáng và bóng tối trong tranh vẽ. Có một lần trong cuộc triển lãm tranh vẽ, tác phẩm của Nghiêm Vinh Tông được đặt ở góc tối, làm cho bối cảnh tối sẫm của bức tranh thiếu ánh đèn chiếu vào, trở nên lờ mờ, những chi tiết đường nét ánh sáng trong tranh vẽ cũng vì vậy mà biến mất. Ông hiểu rằng mọi người đã quen sử dụng ánh sáng đèn để tăng cường hiệu quả thể hiện cho bức tranh, nhưng ông không hy vọng tác phẩm của mình bị mất đi màu sắc vốn có do những ảnh hưởng từ bên ngoài như ánh đèn, địa điểm trưng bày. Do đó ông tự sáng chế ra kỹ thuật đuổi theo ánh sáng, lý luận về sự hỗ trợ lẫn nhau của độ sáng, khéo léo vận dụng phương pháp bổ trợ cho nhau giữa gam màu nóng và màu lạnh, sử dụng màu xám bổ sung thêm ánh sáng, v.v..., giúp cho tranh vẽ cho dù ở bất cứ môi trường nào, nó như tự động được lắp một dàn đèn chiếu sáng, phát ra ánh sáng.

Đứng trước tranh vẽ của ông Nghiêm Vinh Tông, ánh mắt của người xem sẽ bị thu hút trong chớp mắt, sẽ bị ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của tác phẩm. Trong nhiều bức tranh tĩnh vật của Nghiêm Vinh Tông, tưởng như đưa tay ra là có thể chạm vào đồ vật thực tế, trông sống động như thật. Ví dụ như bức tranh “Nước trái cây trong rừng” (Jungle juice), là tác phẩm đạt giải nhì trong Triển lãm tĩnh vật Canada toàn quốc 2013, những quả nho trong tranh sáng lóng lánh, quả dưa lưới vàng ruộm cho cảm giác mọng nước và rất ngọt, làm người xem không cầm lòng nổi cứ muốn nếm một miếng.

Không bao giờ từ bỏ ước mơ đuổi theo ánh sáng

Với khả năng vẽ tranh tinh tế như vậy, ông Nghiêm Vinh Tông 3 năm liên tục được bình chọn vào “Cuộc thi hội họa tả thực thế giới”, chính thức thể hiện tài năng xuất chúng trong làng nghệ thuật Canada. Năm 2016, ông trở thành thành viên cấp cao của Liên minh các Nhà nghệ thuật Canada, trở thành họa sĩ Đài Loan đầu tiên giành được vinh dự này.

Xây cất lâu đài Thư Đan Bạch Lộ, thức dậy từ 3 giờ sáng vẽ tranh tới tận đêm khuya, do sử dụng cơ quá mức làm cho bệnh teo cơ của Nghiêm Vinh Tông càng nặng hơn, hiện nay mỗi khi vẽ tranh, ông thường xuyên phải dùng chiếc khung treo để nâng cánh tay lên cao mới có thể vẽ được.

Cho dù như vậy, ông Nghiêm Vinh Tông vẫn hy vọng trong cuộc đời có giới hạn này, ông sẽ chạy đua từng giây từng phút với thời gian, vẽ nên những nét đẹp trong lòng. Trong tự điển cuộc sống của Nghiêm Vinh Tông, không có gì là không thể làm được, ông sẽ kiên quyết tiếp tục đi tìm ước mơ, theo đuổi ánh sáng cuộc đời của riêng mình.