Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Trung tâm bảo tồn thực vật Cô Nghiêm Trác Vân và Chính quyền huyện Bình Đông ký kết Bản ghi nhớ hợp tác bảo vệ các loài nguy cấp
2019-01-19

Ngày 18/1/2019, Giám đốc điều hành Trung tâm bảo tồn thực vật Cô Nghiêm Trác Vân, ông Lý Gia Duy (bên trái) và Phó huyện trưởng huyện Bình Đông, bà Ngô Lệ Tuyết (bên phải) đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm của huyện Bình Đông”, hai bên sẽ cùng hợp tác để bảo tồn các loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên (Ảnh: CNA)

Ngày 18/1/2019, Giám đốc điều hành Trung tâm bảo tồn thực vật Cô Nghiêm Trác Vân, ông Lý Gia Duy (bên trái) và Phó huyện trưởng huyện Bình Đông, bà Ngô Lệ Tuyết (bên phải) đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm của huyện Bình Đông”, hai bên sẽ cùng hợp tác để bảo tồn các loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên (Ảnh: CNA)
 

 Ngày 18/1/2019, Trung tâm bảo tồn thực vật Cô Nghiêm Trác Vân ở huyện Bình Đông (Dr. Cecilia Koo Botanic Conservation Center, dưới đây gọi tắt là Trung tâm bảo tồn) và Chính quyền huyện Bình Đông đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm của huyện Bình Đông”. Giám đốc điều hành Trung tâm, ông Lý Gia Duy nói: Bắt đầu từ huyện Bình Đông, Trung tâm sẽ mở rộng việc mời chính quyền các huyện thị khác cùng hợp tác để bảo tồn các loài nguy cấp (các loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên).
 

 Đây là một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Trung tâm bảo tồn với Chính quyền huyện Bình Đông, tiếp sau chương trình “Bảo vệ các loài thực vật nguy cấp huyện Bình Đông - Hành động để bảo tồn cây Sơn trà Vũ Uy” được hai bên hợp tác thúc đẩy năm 2017, đưa hơn 20 cây Sơn trà Vũ Uy (Pyrenaria buisanensis)về trồng tại khu vườn trong tòa nhà văn phòng Chính quyền huyện Bình Đông.
 

 Trung tâm bảo tồn đã thu thập các loài hoa cỏ quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta không quên rằng Đài Loan có 5.300 loài thực vật, trong đó có gần 1.000 loài thuộc loài nguy cấp của thế giới. Những loài thực vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng chủ yếu bởi các nguyên nhân như môi trường sống bị phá hoại do bị khai thác nhân tạo hoặc bị giẫm đạp, không được coi trọng.
 

 Ông Lý Gia Duy cho rằng, chỉ dựa vào Trung tâm bảo tồn để chăm sóc tốt cho các loài nguy cấp này không phải là sách lược tốt nhất. Trung tâm bảo tồn thực hiện bước khởi đầu, tìm ra các loài nguy cấp, mở rộng việc hợp tác với các huyện thị, chăm sóc tốt các loài thực vật đặc biệt thuộc phạm vi quản lý. Các loài này chưa chắc đã mang lại giá trị về chăm sóc sức khỏe, làm thực phẩm hay để ngắm nhìn nhưng chúng lại là tài sản quan trọng nhất để duy trì cân bằng sinh thái của mỗi khu vực.
 

 Trong chương trình hành động này, huyện Bình Đông là điểm xuất phát rất tốt, hiện nay chương trình thực hiện việc tuyên truyền bảo tồn loài thực vật đặc biệt của huyện Bình Đông là cây Sơn trà Vũ Uy, giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai công tác bảo tồn đồng loạt một số loài đặc biệt của Bình Đông như: Phong lan Bulbophyllum Bình Đông (Bulbophyllum pingtungense), Kalanchoe garambiensis (một loại cây lá bỏng), v.v…, đối tượng tham gia công tác bảo tồn gồm các cơ quan, trường học và cá nhân.
 

 Để bảo tồn các loài thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới đang có nguy cơ tuyệt chủng, được sự phát động của Giáo sư Lý Gia Duy của Đại học Thanh Hoa và sự ủng hộ của cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xi măng Đài Loan-ông Cô Thành Doãn, Nông trường Thái Hòa của gia tộc họ Cô ở xã Cao Thụ, huyện Bình Đông đã xây dựng Trung tâm bảo tồn thực vật nhiệt đới và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2007, đến nay đã được 11 năm.
 

 Hiện nay, Trung tâm bảo tồn có tổng cộng 35 nhân viên chuyên môn, phụ trách 17 nhà lưới nông nghiệp và 2 phòng ổn định nhiệt độ, cất giữ hơn 33.000 thực vật sống trên toàn thế giới, là khu khu vườn bảo tồn có số loài thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới nhiều nhất thế giới.
 

 Trung tâm bảo tồn cũng tham gia công tác bảo tồn các thực vật trên thế giới, bao gồm Chương trình khảo sát tài nguyên Solomon và cùng Việt Nam thành lập “Trung tâm nghiên cứu bảo tồn thực vật chung Đài Loan-Việt Nam”, ngoài ra còn hợp tác với Vườn thực vật của Thâm Quyến (Trung Quốc đại lục).


 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)