Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đại học Quốc gia Thành Công trông đợi mang công nghệ giám sát các loài tảo gây hại đến các nước trong Chính sách hướng Nam mới
2019-02-22

Nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Thành Công đã phát triển được công nghệ giám sát nhanh các loài tảo gây hại trong khu vực nước tĩnh. Với công nghệ này, việc phân tích dữ liệu được thực hiện với tốc độ nhanh hơn 30 lần so với trước đây. Người thứ hai, bên phải trong ảnh trên là Giáo sư Lâm Tài Phú thuộc khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học Quốc gia Thành Công. (Ảnh: LTN)

Nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Thành Công đã phát triển được công nghệ giám sát nhanh các loài tảo gây hại trong khu vực nước tĩnh. Với công nghệ này, việc phân tích dữ liệu được thực hiện với tốc độ nhanh hơn 30 lần so với trước đây. Người thứ hai, bên phải trong ảnh trên là Giáo sư Lâm Tài Phú thuộc khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học Quốc gia Thành Công. (Ảnh: LTN)
 

 Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Quốc Gia Thành Công (National Cheng Kung University, NCKU) lần đầu tiên phát triển công nghệ giám sát nhanh các loài tảo gây hại với tốc độ phân tích trên quy mô lớn nhanh gấp 30 lần so với phương pháp truyền thống.
 

 Sáng 20/2/2019, Bộ Khoa học Kỹ thuật đã tổ chức buổi họp báo công bố thành quả nghiên cứu “Công nghệ tối ưu hóa chất lượng nước: Mở ra cánh cửa hợp tác quốc tế”. Giáo sư Lâm Tài Phú thuộc khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học Quốc gia Thành Công cho biết: Ở các khu vực nước tĩnh như hồ chứa nước hay ao hồ thường dễ phát sinh hiện tượng phú dưỡng vi khuẩn lam. Sử dụng kính hiển vi truyền thống để kiểm tra thủ công mỗi mẫu phải mất một giờ, nhóm nghiên cứu đã phát triển nên công nghệ phân tích, trong 3 giờ có thể hoàn thành việc kiểm tra 96 mẫu, khi phân tích với số lượng lớn, tốc độ kiểm tra của công nghệ mới nhanh hơn gấp 30 lần.
 

 Phương pháp truyền thống không thể xác nhận mẫu kiểm tra là loại tảo độc hay tảo gây mùi hôi thối, thông qua phương pháp quang học tích hợp, sinh học phân tử và công nghệ phân tích miễn dịch, có thể tiến hành phân tích định lượng vi khuẩn lam của tảo độc và tảo gây mùi hôi thối tại các hồ chứa nước, từ đó đánh giá nguy cơ tiềm ẩn độc tố để phán đoán lượng thuốc cần sử dụng, đảm bảo an toàn chất lượng nước cho người dân sử dụng.
 

 Thành quả nghiên cứu này có thể nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, rút ngắn thời gian phán đoán độc tố của các loài tảo và rủi ro gây mùi hôi thối, đồng thời dự đoán chính xác hiệu quả xử lý, kiểm soát của các hồ chứa nước và công ty cấp nước, giảm bớt chi phí xử lý không cần thiết, không chỉ thích hợp để áp dụng cho các hồ chứa nước và công ty cấp nước mà còn có thể mở rộng ứng dụng cho các khu vực ô nhiễm nước ngầm, các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy tái chế nước và trong lĩnh vực nuôi trồng thủy thủy sản.
 

 Phối hợp Chính sách hướng Nam mới, Bộ khoa học Kỹ thuật đã hỗ trợ cho việc thành lập “Trung tâm nghiên cứu chất lượng nước Đài Loan-Philippines” tại thành phố Manila, giúp đỡ Philippines xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu và phân tích đầu tiên về độc tố của tảo độc và mùi thối của tảo gây mùi hôi thối có trong nguồn nước, đào tạo hơn 30 nhân viên chuyên môn về chất lượng nước.
 

 Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Thành Công còn có chương trình hợp tác với các nước Mỹ, Australia và Thái Lan, hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục quảng bá công nghệ mới tới các nước trong Chính sách hướng Nam mới.


(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)