Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Nơi gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Đông – Tây Giao lưu Quốc tế Hán học Đài Loan
2019-07-15

Thư viện Quốc Gia Đài Loan

Thư viện Quốc Gia Đài Loan

 

Cùng nằm ở góc ngã tư đường Xinyi (Tín Nghĩa) với đường Zhongshan Nan (Trung Sơn Nam) Thành phố Đài Bắc, nhưng trái với sự nhộn nhịp ở phía bên kia đường, đối diện là tòa nhà Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch lại khá yên tĩnh và tao nhã, bên ngoài tòa nhà trông có vẻ đơn sơ và mộc mạc, nhưng bên trong lại cất giữ cả một bộ sưu tập sách cổ quý giá được sưu tầm từ khi thành lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cho đến nay. Trong những năm gần đây, nơi này còn mang thêm trọng trách giao lưu học thuật Hán học quốc tế, tòa kiến trúc cứ như đeo trên mình những hạt trân châu đen huyền bí, chất chứa trong đó bao nhiêu là báu vật văn hóa và hệ tư tưởng vô giá.

 

Phòng tư liệu Trung tâm nghiên cứu Hán học: lưu trữ các loại sách và tạp chí về Hán học bằng tiếng Hoa, cũng như các tài liệu, luận văn tiến sĩ về Hán học bằng tiếng Anh.Phòng tư liệu Trung tâm nghiên cứu Hán học: lưu trữ các loại sách và tạp chí về Hán học bằng tiếng Hoa, cũng như các tài liệu, luận văn tiến sĩ về Hán học bằng tiếng Anh.

70 năm kinh nghiệm giao lưu quốc tế

 Nơi này là Thư viện Quốc Gia Đài Loan, đứng đầu trong hệ thống thư viện của Đài Loan. Từ năm 1944, thư viện này bắt đầu đảm nhiệm vai trò trao đổi các ấn phẩm xuất bản giữa Đài Loan với các nước trên thế giới. Với kinh nghiệm hơn 70 năm giao lưu quốc tế, thư viện đã hợp tác trao đổi với 87 quốc gia và 606 đơn vị như thư viện cấp quốc gia, thư viện bậc đại học, cơ quan học thuật, các tổ chức quốc tế và Trung tâm Hán học, v.v…

 Từ năm 1989, Thư viện Quốc Gia bắt đầu thành lập chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh nước ngoài đến Đài Loan nghiên cứu Hán học" và đã thu hút hơn 450 vị giáo sư tiến sĩ nước ngoài từ 44 quốc gia đến Đài Loan nghiên cứu. Từ năm 2010, thư viện bắt đầu tiếp nhận công tác hỗ trợ cho chương trình "Học bổng Đài Loan" của Bộ Ngoại giao, tiếp đón 807 người đến từ 74 nước.

Bà Tseng Shu-hsien (Tăng Thục Hiền): Giám đốc Thư viện Quốc Gia nhiệm kỳ thứ 13, đồng thời cũng là nữ giám đốc đầu tiên trong lịch sử hơn 80 năm thành lập của Thư viện Quốc Gia.Bà Tseng Shu-hsien (Tăng Thục Hiền): Giám đốc Thư viện Quốc Gia nhiệm kỳ thứ 13, đồng thời cũng là nữ giám đốc đầu tiên trong lịch sử hơn 80 năm thành lập của Thư viện Quốc Gia.

 Năm 2011, với mục tiêu quảng bá "Nền văn hóa Trung Hoa mang đậm bản sắc Đài Loan", chính phủ Đài Loan cho thiết lập hệ thống "Viện sách Đài Loan" (Taiwan Academy) tại nước ngoài. Và với kinh nghiệm giao lưu quốc tế phong phú, Thư viện Quốc Gia vinh dự được giao trọng trách thúc đẩy phát triển hệ thống Phòng sách Hán học(Resource Point)tại hải ngoại.

 

Truyền ngọn đuốc văn hóa mới

 Vì sao cần phải thành lập Viện sách Đài Loan hay Phòng sách Hán học tại hải ngoại? Sau phong trào Ngũ Tứ, xã hội xem trọng tư tưởng "Tây hóa toàn phần". Do đó, hệ tư tưởng dân chủ cũng như khoa học, văn học và nghệ thuật của phương Tây dần chiếm lĩnh vai trò chủ đạo trong xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như sự tiến hóa của sinh vật, nền văn minh nhân loại cũng cần đến sự dung hòa, hội tụ đa dạng, từ đó mới có thể nảy sinh nguồn cảm hứng mới và nuôi dưỡng những nguồn sống mới, nhờ đó mới có thể thích nghi được với sự biến đổi không ngừng của môi trường.

 Và văn hóa cũng như thế, giống như lời chuyên gia Hán học Kristofer Marinus Schipper đã nói: "Văn hóa mang lại sự giao lưu, sự giao lưu mang lại văn hóa". Cách đây 200 - 300 năm về trước, Trung Hoa cũng đã từng tạo nên cơn sốt tại châu Âu. Thời kỳ đời nhà Minh, nhà Thanh, các giáo sĩ phương Tây như Matteo Ricci, Johann Adam Schall von Bell và Ferdinand Verbiest đã đặt chân đến Trung Quốc. Nhờ thông thạo tiếng Trung, nên từng bước gia nhập vào trung tâm quyền lực của triều đình Trung Quốc, đồng thời thường xuyên giao lưu thân thiết với giới quan lại và nhân sĩ triều đình. Các giáo sĩ đã mang khoa học kỹ thuật phương Tây đến Trung Quốc, và cũng mang những tác phẩm triết học kinh điển của Trung Quốc như "Luận ngữ" và "Đạo đức kinh của Lão Tử" đến với giới thượng lưu và phần tử tri thức Châu Âu.

Năm 2017 bà Tseng Shu-hsien cùng ông Rado Bohinc (người ngoài cùng, bên phải) - Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Đại học Ljubljana của Slovenia và bà Branka Kalenić Ramšak (giữa) - Viện trưởng Học viện Nhân văn, ký kết văn bản hợp tác thiết lậpNăm 2017 bà Tseng Shu-hsien cùng ông Rado Bohinc (người ngoài cùng, bên phải) - Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Đại học Ljubljana của Slovenia và bà Branka Kalenić Ramšak (giữa) - Viện trưởng Học viện Nhân văn, ký kết văn bản hợp tác thiết lập

 Hán học cũng như "Nền văn hóa Trung Hoa mang bản sắc Đài Loan" không phải là tài sản riêng của người Hoa, mà nó cũng giống như nền văn hóa phương Tây, đều là tài sản văn hóa chung của toàn nhân loại. Sự giao lưu thường xuyên của hai nền văn hóa Đông – Tây, sẽ tạo nên chất xúc tác giúp thay đổi hệ tư tưởng cứng nhắc vốn đã lỗi thời, từ đó giúp con người có thể đối mặt với sự biến đổi nhanh chóng của thế giới. Và đặc biệt là trong bối cảnh mà con người có nguy cơ “bị thay thế dần bởi trí tuệ nhân tạo”, thì điều này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bước ra khỏi hòn đảo, đứng trên sân khấu thế giới, nhiệm vụ truyền bá ngọn đuốc "Hán học" càng mang tính cần thiết và cấp bách.

 

Ưu thế văn hóa là vô giá

 Nửa thế kỷ qua, đặc biệt tại Mỹ, do nhu cầu chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã kéo theo trào lưu nghiên cứu Trung Quốc, đưa Hán học từ một lĩnh vực nghiên cứu văn học Trung Quốc, mở rộng thành lĩnh vực nghiên cứu Trung Quốc và khu vực. Thêm vào đó, trước sự phát triển nhanh chóng trong 30 năm trở lại đây của nền kinh tế Trung Quốc, khiến cho Hán học cũng như nghiên cứu về Trung Quốc trở thành lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm nhất. 

Năm 2018 Giám đốc Thư viện Quốc Gia bà Tseng Shu-hsien cùng ông Amorn Petsom – Giám đốc thư viện Đại học Chulalongkorn ký kết văn bản hợp tác thiết lậpNăm 2018 Giám đốc Thư viện Quốc Gia bà Tseng Shu-hsien cùng ông Amorn Petsom – Giám đốc thư viện Đại học Chulalongkorn ký kết văn bản hợp tác thiết lập

 Thời điểm những năm 80 sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa, các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa đều kéo sang Trung Quốc. Trong khi đó, Đài Loan – một đất nước giữ vai trò đầu tàu trong việc truyền bá văn hóa truyền thống Trung Hoa trong thời kỳ chiến tranh lạnh, lại phải đối mặt với nguy cơ bị loại trừ.

 Tuy nhiên Đài Loan luôn có những ưu thế và tầm quan trọng khó mà thay thế trong dòng chảy giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Đài Loan đến nay vẫn sử dụng chữ phồn thể, bảo tồn gìn giữ được nhiều loại văn vật và các loại thư tịch cổ, lại có được môi trường tự do ngôn luận và cởi mở trong xuất bản, không chịu sự kiểm duyệt về tư tưởng, và dám thách thức với uy quyền... Sở hữu kho báu vô giá như vậy, nếu không mang chúng ra thế giới, thì đó không chỉ là sự mất mát lớn của riêng Đài Loan mà còn là sự mất mát của cả hai nền văn hóa Đông - Tây và sự phát triển của thế giới.

 

Sự tương tác công nghệ trong Thư viện Quốc Gia đã thổi sức sống mới vào cuốn《Tuyển tập thơ tiên sinh Tô Đông Pha》, chỉ cần dùng ngón tay chạm vào màn hình điện tử là có thể phóng to nội dung đặc sắc và con dấu sau mỗi bài thơ trong sáchSự tương tác công nghệ trong Thư viện Quốc Gia đã thổi sức sống mới vào cuốn《Tuyển tập thơ tiên sinh Tô Đông Pha》, chỉ cần dùng ngón tay chạm vào màn hình điện tử là có thể phóng to nội dung đặc sắc và con dấu sau mỗi bài thơ trong sách

Thành lập 31 Trung tâm tư liệu Hán học trong 6 năm

 Chính vì thế, vào thời điểm năm 2011 tuy dự án Viện sách Đài Loan chưa mở thêm được địa điểm mới, nhưng giám đốc Thư viện Quốc gia bà Tseng Shu-hsien (Tăng Thục Hiền) đã ý thức được tầm quan trọng của việc đưa Hán học Đài Loan quảng bá ra thế giới. Nhằm tiếp nối sứ mệnh "quảng bá nền văn hóa Trung Hoa mang đậm bản sắc Đài Loan ra hải ngoại” và dưới sự ủng hộ của Bộ Giáo dục, bà Tseng Shu-hsien cùng đội ngũ nhân viên thư viện ra sức xây dựng Trung tâm tư liệu Hán học Đài Loan (Taiwan Resource Center for Chinese Studies, TRCCS) mang đậm thương hiệu của Thư viện Quốc gia Đài Loan ra hải ngoại, dựa trên nền tảng trao đổi các ấn phẩm xuất bản trên trường quốc tế.

 Ngày 5/11/2012 Trung tâm tư liệu Hán học Đài Loan đầu tiên ở hải ngoại được khánh thành tại trường Đại học Texas tại Austin. Bà Tseng Shu-hsien cùng đội ngũ nhân viên Thư viện Quốc Gia xây dựng kho tài nguyên dữ liệu dựa trên bộ sưu tập đồ sộ phong phú và những ấn phẩm được xuất bản tại Đài Loan của Thư viện Quốc Gia. Từ đó, thiết lập Trung tâm Hán học ở các quốc gia châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.

Thư viện Quốc Gia không chỉ là nơi cất chứa kho tàng văn học tiếng Hoa và tiếng Anh phong phú, mà còn mang lại một không gian đọc sách yên tĩnh thoải mái, là nơi cung cấp kiến thức chuyên sâu.Thư viện Quốc Gia không chỉ là nơi cất chứa kho tàng văn học tiếng Hoa và tiếng Anh phong phú, mà còn mang lại một không gian đọc sách yên tĩnh thoải mái, là nơi cung cấp kiến thức chuyên sâu.

 Trong 6 năm qua, đội ngũ những người tiên phong truyền bá văn hóa của Thư viện Quốc Gia luôn tích cực kết nối với các học giả nước ngoài và hợp tác với nhân viên ngoại giao Đài Loan tại hải ngoại, đến nay đã thành công thiết lập 31 Trung tâm tư liệu Hán học Đài Loan ở khắp nơi trên thế giới.

 

Nền tảng số hóa dữ liệu sách cổ tiếng Hoa

 Thư viện Quốc Gia không những thành công trong việc đưa trung tâm tư liệu ra thế giới, mà còn tiến hành xây dựng nền tảng số hóa dữ liệu sách cổ tiếng Hoa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của tài nguyên kỹ thuật số, cùng chia sẻ tài nguyên sách quý với các tổ chức dự trữ quan trọng trên toàn cầu, giúp cho các nhà nghiên cứu dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đều có thể tra tìm được những tư liệu sách quý về Hán học cổ đại, thông qua mạng internet.

 Thời gan gần đây, một lượng lớn sách cổ và quý hiếm của Trung Quốc lưu lạc ở hải ngoại do bị đánh cắp hoặc bị thu mua với giá cao. Theo kết quả điều tra sơ bộ của giới chuyên môn về Hán học, lượng sách cổ tiếng Hoa bị thất lạc tại hải ngoại lên đến hơn 3 triệu cuốn. Vấn nạn sách cổ thất lạc tứ tán khắp nơi, không những gây ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu học thuật, mà còn tổn hại nặng nề đến niềm tự hào dân tộc. Điển hình là sự kiện nhà thám hiểm người Anh Marc Aurel Stein lấy đi lượng lớn sách cổ ở Đôn Hoàng, trong thời gian ông thám hiểm khu vực Trung Á từ năm 1920 đến những năm 30. Điều này dẫn đến việc những người đầu tiên thành công nghiên cứu về Đôn Hoàng học không phải là học giả Trung Quốc, mà lại là các nhà Hán học ở Châu Âu, khiến cho học giả Chen Yinke (Trần Dần Khác) phải cay đắng thốt lên "Đôn Hoàng ở Trung Quốc, nhưng Đôn Hoàng học lại ở hải ngoại".

Tháng 5-2018 Thư viện Quốc gia lần đầu tiên cho thành lập Trung tâm tài nguyên Hán học Đài Loan tại Đan Mạch khu vực Bắc Âu. Trong bức ảnh là cảnh bà Eva-Maria Jason- Chủ nhiệm Ban sưu tầm Đông phương thuộc Thư viện Hoàng Gia Đan Mạch đang trưng bày bộ sách cổ tiếng Trung trong thư viện. (Ảnh do Thư viện Quốc Gia cung cấp)Tháng 5-2018 Thư viện Quốc gia lần đầu tiên cho thành lập Trung tâm tài nguyên Hán học Đài Loan tại Đan Mạch khu vực Bắc Âu. Trong bức ảnh là cảnh bà Eva-Maria Jason- Chủ nhiệm Ban sưu tầm Đông phương thuộc Thư viện Hoàng Gia Đan Mạch đang trưng bày bộ sách cổ tiếng Trung trong thư viện. (Ảnh do Thư viện Quốc Gia cung cấp)

 Như lời bà Tseng Shu-hsien từng nói, một trong những lý do giúp Thư viện Quốc Gia trở thành đơn vị trọng điểm trao đổi thư tịch trên trường quốc tế khi ấy, là nhờ vào “kho sách cổ đồ sộ mà Thư viện Quốc Gia sưu tầm được". Kho sách cổ này mang ý nghĩa lịch sử to lớn, chúng đã cùng với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trải qua cuộc hành trình dài di chuyển từ Nam Kinh đến Trùng Khánh, Thành Đô, và cuối cùng là đặt chân lên mảnh đất Đài Loan này. Bà Tang Shen Jung (Đường Thân Dung) - Thư ký giám đốc Thư viện Quốc Gia nói rằng: "Các bậc tiền bối làm trong Thư viện từng kể lại quá trình tham gia vận chuyển sách thời bấy giờ, vô cùng gian nan và nguy hiểm. Không quá khi nói rằng những quyển sách này được đánh đổi bằng cả tính mạng của họ"

 

Nhận được bản quyền kỹ thuật số của 80 thư viện trên toàn cầu

 Thư viện Quốc Gia đã thành lập một tổ công tác liên ban ngành tại thư viện, nhằm hỗ trợ các đơn vị nội bộ gồm đơn vị phát triển sưu tầm, quản lý đầu sách, quản lý các loại ấn phẩm sưu tầm đặc biệt, khai thác phát triển hệ thống kỹ thuật số, hợp tác quốc tế và trung tâm Hán học ,v.v... Nhiệm vụ trọng yếu là tiến hành số hóa dữ liệu sách cổ và đạt được những thành công như năm 2008 tham gia vào dự án “Thư viện kỹ thuật số thế giới (WDL)”, đăng tải thành công 160 tư liệu sách cổ lên hệ thống; năm 2013 tham gia vào dự án “Đôn Hoàng quốc tế (IDP)”, đăng tải thành công 141 tư liệu và hình ảnh về Đôn Hoàng. Thư viện Quốc Gia vinh dự là đơn vị duy nhất của Đài Loan được tham dự vào hai dự án mang tầm quốc tế này.

 Bên cạnh việc tham gia các dự án quốc tế, Thư viện Quốc Gia cũng nhận được bản quyền kỹ thuật số của 80 thư viện trên toàn cầu, thu thập hơn 730 nghìn đầu sách cổ từ khắp nơi trên thế giới.

 Có lẽ trong tương lai không xa, sẽ hiện thực hóa lời tiên tri của học giả Qian Mu (Tiền Mục) viết trong tác phẩm "Các bài luận về lịch sử văn hóa" rằng: "trong tương lai nền văn hóa mới của nhân loại… sẽ được sinh ra trong quá trình giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây".