Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Kinh điển bất hủ Sự trỗi dậy của trang phục Quý Ông
2019-08-19

Lấy số đo, dựng form là những công đoạn quan trọng khi may trang phục vest.

Lấy số đo, dựng form là những công đoạn quan trọng khi may trang phục vest.

 

 Tháng 3 năm 2014, hoạt động “Suit Walk” do ông Thạch Hoàng Kiệt (Brian Shih) giám đốc thương hiệu của tiệm may trang phục Quý ông cao cấp “GaoWu Collection” đề xướng, đã biến đường phố Đài Bắc hóa thân thành sàn diễn thời trang, hàng trăm Quý ông đã diễu hành trong trang phục nam đầy lịch lãm, phá vỡ trí tưởng tượng cố hữu của mọi người về trang phục vest của nam giới. Năm 2018, hoạt động diễu hành thời trang Suit Walk bước sang năm thứ 5, có hơn 700 người yêu thích trang phục Quý ông đã tham dự Festival này, khiến trang phục Quý ông trở thành loại trang phục đặc sắc trong vụ đặt may đồ mùa xuân của Đài Bắc.

 

 Trong suy nghĩ của nhiều người, trang phục Vest có thể là mốt thời trang của một thời xưa cũ nhưng “kinh điển bất hủ”, cùng với những trào lưu tái xuất hiện, những tiệm nay đồ Vest mọc lên san sát ở Đài Loan trong vài năm trở lại đây cũng là điều khá độc đáo và điều đó đã âm thầm lay chuyển phong cách ăn mặc của địa phương.

 Trong cuốn “Trải nghiệm sơ khai về nét văn minh đồ Vest ở Đài Loan”, nhà văn chuyên về lĩnh vực văn học sử Trần  Nhu Tần đã mô tả lại thời kỳ đầu của thập niên 1910, thương nhân buôn trà tại khu vực Đại Đạo Trình ở Đài Bắc đã dẫn đầu phong trào bằng hoạt động cắt tóc đuôi sam và thay đổi trang phục của thời nhà Thanh, sự trải nghiệm trang phục vest đầu tiên của Đài Loan đã diễn ra tại khu phố này. Năm 2015, tại Đại Đạo Trình - nơi lần đầu xuất hiện trang phục Vest tại Đài Loan, ông Phạm Lầu Đạt đã sáng lập tiệm may đồ Âu Khải Ân “Kaien Bespoke Tailor”, tiếp tục kể câu chuyện về trang phục Vest tại chính không gian xưa cũ, tái hiện quang cảnh vinh hoa một thời.

Trang phục vest đặt may nhấn mạnh được khâu bằng tay hoàn toàn, ông Trịnh làm nghề thợ may đã hơn 40 năm vẫn có thể khâu từng đường kim mũi chỉ rất chắc tay.

Trang phục vest đặt may nhấn mạnh được khâu bằng tay hoàn toàn, ông Trịnh làm nghề thợ may đã hơn 40 năm vẫn có thể khâu từng đường kim mũi chỉ rất chắc tay.

 

Làm thay đổi tiệm may cũ , thu hút đối tượng khách trẻ tuổi

 Ông Phạm Lầu Đạt từ Miêu Lật lên Đài Bắc học nghề từ năm 16 tuổi, làm nghề bán sỉ các loại vải đã 38 năm. Ông đã trải qua thời kỳ hoàng kim của nghề đặt may quần áo, khách hàng xếp hàng dài để chọn vải và lấy số đo, những súc vải bán hết rất nhanh; cũng tận mắt chứng kiến sự suy thoái của thị trường đặt may đồ do chịu ảnh hưởng của đồ may sẵn nhưng ông Phạm Lầu Đạt vẫn kiên quyết tự mình gây dựng sự nghiệp nên đã mua lại thương hiệu “Kaien Bespoke Tailor”. Ông tin rằng thị trường đồ đặt may vẫn có thể làm được, chủ yếu là kinh doanh ra sao mà thôi.

 Muốn xoay chuyển nghề xưa thì phải thay đổi từ tâm lý, những thợ may truyền thống vẫn làm theo form cũ, chỉ nhấn mạnh sự tỉ mỉ tinh tế về đường may mà không hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, đương nhiên sẽ không theo kịp xu thế thời thượng. Ông Trịnh là thợ may cứng của tiệm may Kaien Bespoke Tailor ngày trước, sau khi ông Phạm Lầu Đạt mua lại thương hiệu, đã mời ông Trịnh tiếp tục làm cho tiệm. Làm nghề này đã hơn 40 năm, ông nói: “Khách hàng thời nay đều rất chú trọng đến yếu tố thiết kế”, bên cạnh bàn làm việc của ông có dán rất nhiều ảnh trang phục Vest do khách hàng mang đến, nhìn ảnh là ông biết phải may như thế nào. Người thợ may già cùng với quan niệm bắt kịp xu thế thời đại và tay nghề đã được tôi luyện mấy chục năm trời, giúp cho tiệm may Kaien Bespoke Tailor có thể đứng vững trên thị trường đặt may trang phục vốn đã trở nên suy thoái.

 Trên mạng intenet có người đặt cho ông Phạm Lầu Đạt danh hiệu là “Ông vua vải vóc”, bởi ông sở hữu số lượng vải có giá trị trên 70 triệu Đài tệ, cung cấp cho khách hàng sự chọn lựa phong phú đầy màu sắc, cộng thêm biết phát huy sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, IG để kinh doanh. Đó đều là những nguyên nhân chủ yếu khiến tiệm may Kaien Bespoke Tailor có thể thu hút đối tượng khách hàng trẻ tuổi.

Rất nhiều phụ kiện có thể làm tô điểm ngoại hình, đồng thời thể hiện phong thái người mặc.

Rất nhiều phụ kiện có thể làm tô điểm ngoại hình, đồng thời thể hiện phong thái người mặc.

 Ban đầu ông Phạm Lầu Đạt đặt mục tiêu khách hàng là những người từ độ tuổi 55 tuổi trở lên, nhưng ông phát hiện nhóm đối tượng khách hàng này mặc dù có thể đầu tư những loại trang phục có đơn giá khá cao nhưng hiếm khi tới đặt may lần thứ 2; ngược lai, lớp thanh niên trẻ lại rất mạnh dạn đầu tư cho bản thân. Hiện tại, khách hàng của tiệm may Kaien ở độ tuổi bình quân khoảng trên dưới 35 tuổi, tỷ lệ khách quay lại đặt may đạt tới 80%, còn hàng tháng có ít nhất 30 khách hàng mới. Cũng có một nhóm bạn coi tiệm may này là nơi tụ họp, thường xuyên tới đây trò chuyện về trang phục vest, về những phụ kiện phối hợp khi mặc vest. Chris là khách quen của tiệm may Kaien, làm việc trong nghề kinh doanh ăn uống, vest là đồng phục khi đi làm của anh, đồ vest mặc vừa khít người, có thể chỉnh dáng, thêm vào đó do chất liệu vải, nên mặc vào rất lịch lãm, giúp làm tăng sự tự tin, cũng làm nâng cao độ chuyên nghiệp, đó chính là cảm nhận thiết thực nhất đối với anh.

 Ở Đài Loan mỗi khi khoác lên người bộ vest sẽ bị coi là có phong cách hơi già, hoặc sẽ bị trêu chọc là “sắp đi ăn cỗ cưới à”, hay là “chuẩn bị đi đến chỗ giới thiệu mai mối hay sao”, Chris nói rằng nguyên nhân là do “thiếu hiểu biết”. Thực ra sự phát triển của trang phục vest đã được đưa vào nhiều yếu tố phối đồ, không cần phải mặc nguyên cả bộ vest kiểu rất gò bó nữa, Chris thường tách ra để mặc kết hợp với các loại trang phục khác để thể hiện phong cách và cũng tạo thành phong cách ăn mặc thường ngày.

Những chất liệu vải mà ông Phạm Lầu Đạt sưu tầm, cung cấp cho khách hàng những sự chọn lựa phong phú đầy màu sắc, rất được thanh niên trẻ yêu thích. (Ảnh do Jimmy Lin cung cấp)

Những chất liệu vải mà ông Phạm Lầu Đạt sưu tầm, cung cấp cho khách hàng những sự chọn lựa phong phú đầy màu sắc, rất được thanh niên trẻ yêu thích. (Ảnh do Jimmy Lin cung cấp)

 

Sự bắt nguồn của hoạt động Suit Walk

 Để trang phục Quý ông trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của đàn ông Đài Loan, đó là mong ước của ông Thạch Hoàng Kiệt, có người hỏi ông về mục tiêu tổ chức hoạt động biểu diễn thời trang trên đường phố Suit Walk, ông chia sẻ cho biết: “Tôi nghĩ rằng để tới một ngày không cần đến Suit Walk nữa, trang phục vest đã trở thành một loại trang phục thông thường của đàn ông, khi đó sẽ không cần phải rầm rộ diễu hành trên đường phố nữa”. 

 Trước năm 30 tuổi ông Thạch Hoàng Kiệt đều làm công việc đứng quầy tại các trung tâm mua bán, trang phục Vest là đồng phục của ông, nhưng dáng vóc thấp bé, khó mua được đồ may sẵn mặc vừa người, khiến ông bước vào lĩnh vực đặt may trang phục, nhờ vậy mới phát hiện, “đặt may trang phục là một chuyện khá thú vị”, tất cả các chi tiết từ kiểu dáng, chất liệu vải cho đến các phụ kiện đều cần phải nghiên cứu rất tỉ mỉ, phải cân nhắc kỹ càng. Do nhu cầu công việc, ông rất chăm chỉ tìm đọc những tài liệu của phương Tây và dịch sang tiếng Trung, và chia sẻ với bạn bè trên Blog, thành lập trang blog có tên gọi: “Đàn ông đẳng cấp” và  vào năm 2014 đã hiệu triệu hoạt động diễu hành thời trang “Suit Walk”.

Điều mà trang phục vest lịch lãm thể hiện đó chính là một lối sống phù hợp.

Điều mà trang phục vest lịch lãm thể hiện đó chính là một lối sống phù hợp.

 Ông Thạch Hoàng Kiệt phân tích độ tuổi của những người đến tham dự thì thấy đa phần là nam giới dưới 35 tuổi, số người trong độ tuổi từ 20-35 tuổi chiếm 80%, đại đa số là làm trong các ngành công nghệ, “điều này khá phù hợp với hiện trạng phát triển ngành nghề của Đài Loan, để chúng ta thấy rằng những người làm nghề này phải chịu áp lực rất lớn về ăn mặc trong môi trường công việc”, ông Thạch Hoàng Kiệt phân tích. Và do ấn tượng cố hữu của đa số mọi người đối với trang phục vest, ông dùng cụm từ “trang phục phong cách” để thay cho danh từ "trang phục vest". Nói tới phong cách thì nó có độ linh hoạt rất cao, có thể phối hợp với áo Polo, hoặc kết hợp với quần bò, đi giày thể thao, và như vậy đã khiến cho trang phục phong cách không còn bị công thức hóa, khiến cho mong muốn được khoác lên mình những bộ trang phục kiểu này không còn bị kìm hãm nữa.

 Nói tới phong cách mặc đồ, ông Thạch Hoàng Kiệt nêu ra một quan sát có tính xã hội rất thú vị, đó là, ông phát hiện có hai độ tuổi có thể dùng làm mốc thời gian để chia giai đoạn, đó là 35 tuổi và 65 tuổi, nam giới trong độ tuổi từ 35-65 tuổi không quá chú trọng đến ăn mặc, nhưng người trên 65 tuổi và người dưới 35 tuổi lại ăn mặc rất lịch lãm, rất có cá tính, điều này có khả năng có liên quan đến sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của Đài Loan. Thời đại thương mại của Đài Loan ngày trước thường thấy cảnh nhiều người thường xách theo cả vali, vì muốn khi đi ra ngoài bàn công chuyện làm ăn, bất kể là về ngoại hình, hay ăn mặc đều phải hết sức cầu kỳ, “làm ăn với bên ngoài là phải gặp gỡ trò chuyện với con người nhưng do sự phát triển của điện tử hóa khiến sự trao đổi giữa con người với con người thành sự trao đổi với máy móc, dần dần khiến người ta lơ là vấn đề ăn mặc”. Đàn ông Đài Loan hiện tại trong độ tuổi từ 35-65 tuổi là những người sinh ra và lớn lên trong thời đại Đài Loan phát triển về gia công đồ điện tử, hàng ngày chỉ tiếp xúc với máy tính, thời gian tiếp xúc với con người giảm đi rất nhiều, do vậy tự nhiên sẽ không để tâm, không suy nghĩ nhiều đến vẻ ngoại hình của bản thân nữa.

Ông Thạch Hoàng Kiệt (Brian Shih) – người sáng lập hoạt động Suit Walk, hy vọng có thể thức tỉnh ý thức ăn mặc của nam giới Đài Loan.

Ông Thạch Hoàng Kiệt (Brian Shih) – người sáng lập hoạt động Suit Walk, hy vọng có thể thức tỉnh ý thức ăn mặc của nam giới Đài Loan.

 

Chọn lựa trang phục sau khi có sự cân nhắc

 Ông Thạch Hoàng Kiệt hay nói rằng: “Trang phục lịch lãm là tấm danh thiếp đầu tiên để bước ra thế giới” nhưng không bắt buộc tất cả mọi người nhất định phải mặc đồ vest. Theo quan niệm của ông, quan trọng là ở chỗ “chọn lựa sau khi đã cân nhắc”, đó là sau khi đã cân nhắc, rồi đi đến quyết định bản thân sẽ xuất hiện trước thế giới với hình thức ra sao.

 Và “đặt may đồ vest chính là quá trình “tự vấn bản thân”,  mình là người như thế nào?  Ở trong hoàn cảnh ra sao? Lối sống của mình là gì?”

 “Chúng ta suy xét cân nhắc về sự việc này quá ít”, ông Thạch Hoàng Kiệt nói. Những người Đài Loan ở độ tuổi từ 35-65 tuổi, trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường bị quản lý một cách khắt khe về ngoại hình, đến lúc có thể cởi bỏ bộ đồng phục học sinh thì thiếu sự luyện tập và sự chọn lựa, trong công việc cũng không có những người đi trước để học hỏi, cả một thế hệ hầu hết đều thiếu ý thức về cách ăn mặc, nhưng thế hệ không mấy biết cách ăn mặc này của Đài Loan lại có khả năng chi tiêu có thể tạo sự xoay chuyển lớn nhất cho thị trường đặt may đồ, do vậy ông Thạch Hoàng Kiệt cho rằng: “Thế hệ này cần phải được thức tỉnh”.

Các mẫu trang phục của “GaoWu Collection” không quá xa xỉ, mà chỉ với tâm niệm tạo ra một dáng vóc phù hợp.

Các mẫu trang phục của “GaoWu Collection” không quá xa xỉ, mà chỉ với tâm niệm tạo ra một dáng vóc phù hợp.

 Ông Thạch Hoàng Kiệt sáng lập ra hãng may đồ vest “GaoWu Collection”, muốn tạo cho người tiêu dùng càng nhiều kiểu mẫu và sự chọn lựa ngay từ đầu vào thị thường. Nguồn gốc của từ “Gaowu”(Cao Ngô) là xuất phát từ điển tích của Trung Hoa trong cuốn “Nho Lâm Ngoại Sử” có câu: “Phượng chỉ cao ngô, trùng ngâm tiểu tạ”, trong đó “Phượng” là chỉ chim đực, là vua của các loài chim, “Phượng” chỉ sinh sống trên cây Thần “Ngô đồng”, do vậy “Gaowu Collection”(Bộ sưu tập Cao Ngô) là chỉ “Bộ sưu tập những đồ dùng nam giới cao cấp”.

 Những mẫu trang phục của “Gaowu Collection” không quá xa xỉ, mà chỉ với tâm niệm tạo ra một dáng vóc phù hợp. Nhà may này giới thiệu cho các quý ông sử dụng dây đeo quần là vì nó có thể cố định vị trí của quần Tây một cách hoàn hảo, khiến cho đường nét của quần thật đẹp; và theo nghi thức mặc đồ vest là không được để hở chân trần, do vậy chọn tất cũng rất chú trọng độ dài, tất ống dài có thể được cố định ở vị trí xương bánh chè dưới đầu gối nên sẽ không xảy ra sự cố bị lỏng hay bị tuột. Do loại tất chỉ có một cỡ duy nhất vì để đảm bảo độ dãn của chất liệu nên sẽ làm khá dày, cho nên tiệm may này chỉ bán  loại tất có chia theo cỡ khác nhau, để đảm bảo độ mỏng của tất không làm ảnh hưởng đến cỡ giầy. Đó không phải sự cầu kỳ quá mức, mà là tiêu chuẩn hợp lý, để tạo ra ngoại hình thực sự phù hợp cho một người đàn ông.

 Ngoài việc thông qua thị trường tiêu dùng làm lay chuyển tư duy về trang phục vest của người tiêu dùng, ông Thạch Hoàng Kiệt cũng có sự đổi mới trong quá trình may đồ. Tiệm may Gaowu Collection không giúp khách hàng may đồ gấp, thời gian để làm hoàn chỉnh một bộ vest là đúng 2 tháng, trong đó có hai lần mặc thử gồm 1 lần dựng  form và 1 lần đã may lên thành bộ đồ, cách làm này không những tương đương với thời gian may vest của quốc tế, mà cũng là cung cách làm việc khá hợp lý, hy vọng những người bước vào nghề này muộn hơn có trí tưởng tượng và tầm nhìn tương lai.

Suit Walk hiệu triệu những người yêu thích trang phục vest lịch lãm xuống phố diễu hành, để làm lay chuyển phong cách ăn mặc của nam giới Đài Loan. (Ảnh do Ông Thạch Hoàng Kiệt cung cấp)

Suit Walk hiệu triệu những người yêu thích trang phục vest lịch lãm xuống phố diễu hành, để làm lay chuyển phong cách ăn mặc của nam giới Đài Loan. (Ảnh do Ông Thạch Hoàng Kiệt cung cấp)

 

Mở rộng thị trường, bồi dưỡng nhân tài

 Tổ chức hoạt động diễu hành thời trang Suit Walk khiến cho trang phục vest không còn chỉ là sự tồn tại đặc biệt, mà còn thể hiện sự tự tin và lịch lãm. Khi có người tiêu dùng chịu mặc đồ vest đi ra đường thì hãng may mới thấy được cơ hội làm ăn, phương tiện truyền thông phát hiện, rồi mới thực hiện phỏng vấn đưa tin, sau khi có càng nhiều người hiểu được tinh thần của trang phục Quý ông, thì mới làm dấy lên phong trào, làm lay chuyển thị trường, ông Thạch Hoàng Kiệt đã chia sẻ về ý tưởng làm xoay chuyển thị trường của bản thân như vậy.

 Còn ông Phạm Lầu Đạt - chủ của tiệm may Kaien Bespoke Tailor thì bắt tay nỗ lực từ khâu may đồ, ông không tính toán thiệt hơn về chi phí và đã mở lớp đào tạo thợ may, học trò học nghề đại đa số là những thanh niên trẻ trên 20 tuổi có chí hướng làm nghề này, trong tiệm có hai thợ may kỳ cựu hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo cho học trò. Với sự chỉ bảo của ông Trịnh, người học nghề có thể đích thân làm ở tuyến đầu tiên, giúp khách hàng lấy số đo, tích lũy kinh nghiệm thực tế đối với các kiểu dáng vóc đặc biệt, hy vọng có thể tiếp tục kế thừa và phát triển văn hóa đặt may trang phục và nghề thủ công này.

 Ông Phạm Lầu Đạt hy vọng trang phục phong cách lịch lãm sẽ trở thành mốt quần áo cần thiết hàng ngày của nam giới Đài Loan. Đối với ông Thạch Hoàng Kiệt mà nói, điều mà trang phục vest lịch lãm thể hiện đó chính là một lối sống phù hợp. Thực ra, sự thức tỉnh về cách ăn mặc, tượng trưng cho ý nghĩa đã sẵn sàng chuẩn bị dáng vẻ để đối mặt với thế giới. Cần mất thời gian chờ đợi trang phục đặt may được làm xong, qua sự tự vấn và tìm hiểu, thông qua rất nhiều những chi tiết tỉ mỉ mới thể hiện được một dáng vẻ thích hợp nhất và có lẽ những điều này sẽ tạo ra một cách tư duy và một lời giải đáp khác cho hình thức tiêu dùng mưu cầu một kiểu thời trang chớp nhoáng.