Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Hội nghị thường niên năm 2019 của AGP xếp loại báo cáo đánh giá của Đài Loan ở cấp độ cao nhất

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 22 của “Nhóm châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền” (AGP) diễn ra từ 18/8-23/8 tại Canberra (Australia), các nước thành viên đã nhất trí thông qua công nhận, xếp loại báo cáo đánh giá của Đài Loan lên cấp độ tốt nhất là “theo dõi thường xuyên” (regular follow-up) (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 22 của “Nhóm châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền” (AGP) diễn ra từ 18/8-23/8 tại Canberra (Australia), các nước thành viên đã nhất trí thông qua công nhận, xếp loại báo cáo đánh giá của Đài Loan ở cấp độ cao nhất là cấp độ “theo dõi thường xuyên” (regular follow-up) (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
 

 Hội nghị thường niên lần thứ 22 của “Nhóm châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền” (Asia-Pacific Group on Money Laundering, gọi tắt là AGP) vừa diễn ra từ ngày 18/8 đến ngày 23/8 tại Canberra (Australia) với sự tham dự của 41 quốc gia thành viên khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đài Loan. Báo cáo đánh giá đa phương (Mutual Evaluation Report) vòng thứ 3 của Đài Loan đã được toàn thể các nước thành viên thảo luận tại hội nghị và được hơn 10 nước thành viên phát biểu ủng hộ. Hội nghị cũng đồng thời nhất trí thông qua công nhận, xếp loại báo cáo đánh giá của Đài Loan ở cấp độ cao nhất là cấp độ “theo dõi thường xuyên” (regular follow-up), giúp Đài Loan nâng cấp kết quả đánh giá từ cấp độ “theo dõi tăng cường” (enhanced follow-up) vào năm 2011 lên cấp độ “theo dõi thường xuyên”, cho thấy thành quả xuất sắc của công tác chống rửa tiền do Chính phủ và các giới trong khối tư nhân Đài Loan hợp lực thúc đẩy trong những năm qua đã được tổ chức APG đánh giá cao. Bộ Ngoại giao rất vui mừng và yên tâm trước kết quả này, đồng thời bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với sự ủng hộ và sự khẳng định của APG và tất cả các thành viên của tổ chức này.

 Đoàn đại biểu Đài Loan đến tham dự Hội nghị thường niên APG năm nay gồm 30 đại biểu từ Văn phòng chống rửa tiền thuộc Viện Hành chính, Ủy ban Quản lý Giám sát Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Trung ương, Cục Điều tra thuộc Bộ Tư pháp và Sở Cảnh sát thuộc Bộ Nội chính. Trong số 11 tiêu chí tuân thủ hiệu quả, Đài Loan có 7 tiêu chí đạt được hiệu quả thực chất (substantial). Trong 40 tiêu chí tuân thủ pháp luật, Đài Loan có 36 tiêu chí đạt được hiệu quả tuân thủ cơ bản, trong đó có 3 tiêu chí tuân thủ kỹ thuật được hơn 10 nước thành viên ủng hộ, đồng ý nâng cấp thành “tuân thủ phần lớn” (largely compliant, LC), xếp hạng tổng thể đạt cấp độ cao nhất là cấp độ “theo dõi thường xuyên”. Kết quả đánh giá dựa trên quy trình pháp lý của APG và sẽ được công bố chính thức sau khoảng 6 tuần.

 Theo quy trình đánh giá đa phương vòng thứ 3 của APG, kết quả đánh giá được chia thành các cấp độ: “Theo dõi thường xuyên” (regular follow-up), “theo dõi tăng cường” (enhanced follow-up), “theo dõi chuyển tiếp” (transitional follow-up) và “không hợp tác” (non-cooperation). Trong số 41 thành viên của APG, chỉ có Hồng Kông, Macau, Indonesia và Quần đảo Cook đạt được thành tích “theo dõi thường xuyên” giống Đài Loan. Đài Loan gia nhập APG từ năm 1998, trong tương lai, Đài Loan sẽ tiếp tục tuân thủ nguyên tắc chuyên nghiệp, thực chất và có đóng góp, tích cực tham dự tổ chức này, cùng chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng quốc tế và nỗ lực trở thành đối tác quan trong trong hệ thống chống rửa tiền quốc tế.