Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bộ Ngoại giao chân thành cảm ơn sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Đài Loan tại kỳ họp Đại hội đồng INTERPOL 2019

Kỳ họp Đại hội đồng INTERPOL lần thứ 88 đã bế mạc vào ngày 18/10. Mặc dù Đài Loan vì yếu tố chính trị, không được mời tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên nhưng đề án của Đài Loan đã nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao chân thành cảm ơn các nước bang giao và các quốc gia có quan niệm tương đồng đã phát biểu ủng hộ Đài Loan một cách mạnh mẽ, nghiêm túc kêu gọi INTERPOL tiếp nhận Đài Loan để đảm bảo việc thực thi pháp luật trên toàn cầu sẽ không bị bỏ sót (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Kỳ họp Đại hội đồng INTERPOL lần thứ 88 đã bế mạc vào ngày 18/10. Mặc dù Đài Loan vì yếu tố chính trị, không được mời tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên nhưng đề án của Đài Loan đã nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao chân thành cảm ơn các nước bang giao và các quốc gia có quan niệm tương đồng đã phát biểu ủng hộ Đài Loan một cách mạnh mẽ, nghiêm túc kêu gọi INTERPOL tiếp nhận Đài Loan để đảm bảo việc thực thi pháp luật trên toàn cầu sẽ không bị bỏ sót (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
 

 Kỳ họp Đại hội đồng “Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế” (INTERPOL) lần thứ 88 đã bế mạc vào ngày 18/10. Mặc dù Đài Loan lại một lần nữa vì yếu tố chính trị, không được mời tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên nhưng đề án của Đài Loan đã nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng quốc tế, chứng minh đầy đủ yêu cầu được tham dự INTERPOL của Đài Loan là chính đáng và hợp lý, đồng thời cho thấy ngày càng nhiều quốc gia cảm thấy bất mãn trước việc INTERPOL xuất phát từ sự cân nhắc chính trị, đã gạt bỏ Đài Loan ra khỏi mạng lưới an ninh toàn cầu. Bộ Ngoại giao chân thành cảm ơn các nước bang giao và các quốc gia có quan niệm tương đồng với tinh thần chuyên nghiệp và phát huy dũng khí đạo đức, đã phát biểu công lý để ủng hộ Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh Bộ Ngoại giao sẽ không ngừng nỗ lực, tiếp tục tuân thủ nguyên tắc “chuyên nghiệp, thực tế, có đóng góp”, hợp tác mật thiết với Bộ Nội chính và các đơn vị liên quan, tranh thủ mở rộng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

 Sự ủng hộ kiên định của các nước bang giao đối với đề án của Đài Loan thật đáng cảm động. Trong năm nay đã có tổng cộng 11 nước bang giao gồm: Belize, Eswatini, Guatemala, Haiti, Honduras, Quần đảo Marshall, Paraguay, Nauru, St. Kitts và Nevis, St. Lucia, St. Vincent và Grenadines đã gửi thư ủng hộ Đài Loan lên Chủ tịch INTERPOL Kim Jong Yang, yêu cầu mời Đài Loan tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên. Quan chức cảnh sát cấp cao của 8 nước bang giao: Belize, Guatemala, Quần đảo Marshall, Nauru, Palau, Tuvalu, St. Kitts và Nevis, St. Lucia còn đặc biệt quay bộ phim ngắn để bày tỏ sự ủng hộ đối với đề án của Đài Loan. Ngoài ra, tại hội nghị, Đại diện 6 nước bang giao gồm: Belize, Eswatini, Guatemala, Honduras, Paraguay, St. Kitts và Nevis đã liên tiếp phát biểu ủng hộ Đài Loan một cách mạnh mẽ, nghiêm túc kêu gọi INTERPOL tiếp nhận Đài Loan để đảm bảo việc thực thi pháp luật trên toàn cầu sẽ không bị bỏ sót. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Đài Loan bị ép phải rời khỏi INTERPOL vào năm 1984, tại Đại hội đồng INTERPOL đã xuất hiện những tiếng nói ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ đến vậy. Những lời phát biểu ủng hộ Đài Loan đã gây được sự chú ý sâu sắc, có hiệu quả trong việc tăng cường sự hiểu biết trong cộng đồng INTERPOL và nhìn thẳng vào sự đối xử bất công đối với Đài Loan.

 Sự ủng hộ của các quốc gia có quan niệm tương đồng đối với đề án của Đài Loan trong năm nay lại càng mạnh mẽ hơn trước, có hiệu quả thị phạm cho các quốc gia khác. Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Patrick Murphy, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Cục Tổ chức Quốc tế Jonathan Moore, Trưởng đại diện Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) William Brent Christensen và Người phát ngôn của AIT – bà Amanda Mansour đều đã từng công khai bày tỏ sự ủng hộ kiên định đối với việc Đài Loan tranh thủ tham dự INTERPOL. Ngoài ra, các tổ chức đại diện tại Đài Loan của 5 quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức và Australia cũng đã lần lượt bày tỏ rõ ràng lập trường ủng hộ đề án của Đài Loan bằng nhiều phương thức như chia sẻ trên Fecebook chính thức bộ phim ngắn do các nước bang giao thực hiện, chia sẻ bài viết của ông Hoàng Minh Chiêu – Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Nội chính, v.v… Các tổ chức đại diện của Mỹ và Đức tại Đài Loan đã nghiêm khắc chỉ ra: Chính trị hóa việc thực thi pháp luật chỉ có lợi cho tội phạm.

 Về phía cơ quan lập pháp các nước, tổng cộng đã có đến hơn 140 nghị sĩ của Quốc hội 14 nước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề án của Đài Loan bằng nhiều cách khác nhau. Trước tiên là Hạ viện Mỹ đã thông qua “Đạo luật Đảm bảo Đài Loan” (Taiwan Assuance Act of 2019) vào tháng 5 năm nay với số phiếu áp đảo: 414 phiếu thuận và 0 phiếu chống, nhắc lại chính sách của Mỹ là ủng hộ Đài Loan tham dự các tổ chức quốc tế liên chính phủ, trong đó có INTERPOL. Tháng 9 vừa qua, 47 nghị sĩ hạ viện thuộc các đảng phái khác nhau, trong đó có thành viên nhóm Đông Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ - ông John Curtis, R-UT đã gửi bức thư liên danh lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Ngoại trưởng Mỹ, yêu cầu các bộ ngành hành chính áp dụng hành động cụ thể để hỗ trợ Đài Loan tham dự INTERPOL. Hạ nghị sĩ đồng chủ tịch “Nhóm nghị sĩ toàn đảng Anh-Đài Loan” của Quốc hội Anh – ông Nigel Evans và Thượng nghị sĩ Lord Rogan đã phát biểu tuyên bố chung, kêu gọi INTERPOL mời Đài Loan tham dự Đại hội đồng năm nay với tư cách quan sát viên. Ngoài ra, lần đầu tiên nghị sĩ quốc hội 12 nước gồm Chile, Đức, Honduras, Hungary, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Quần đảo Marshall, Mexico, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các hình thức: gửi thư, thông qua nghị quyết hoặc tuyên bố công khai, bày tỏ sự ủng hộ Đài Loan tranh thủ tham dự INTERPOL.

 Để cộng đồng quốc tế nhận thức rõ hơn yêu cầu và sự cấp thiết của việc Đài Loan tham dự INTERPOL, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Nội chính – ông Hoàng Minh Chiếu đã có bài viết với chủ đề “Chống tội phạm xuyên quốc gia, không thể  thiếu Đài Loan: Một thế giới an toàn hơn - Đài Loan có thể hỗ trợ”. Bài viết đã được đăng tải trên 49 phương tiện truyền thông quốc tế quan trọng và cùng với 29 bài viết liên quan đã truyền tải rộng rãi yêu cầu thực tế chuyên môn của đề án Đài Loan đến cộng đồng quốc tế.

 Đối với hành động không chính đáng của đại diện Trung Quốc dối gạt tại hội nghị rằng Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, không có quyền được làm quan sát viên, yêu cầu liên lạc mà Đài Loan đưa ra với INTERPOL có thể trao đổi trực tiếp thông qua Văn phòng trung ương ở Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao phản đối mạnh mẽ và lên án việc làm xấu xa, cố tình truyền bá sai lạc trong cộng đồng quốc tế của phía Trung Quốc. Bộ Ngoại giao nhắc lại: Đài Loan không phải là một phần của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, việc Đài Loan không chịu sự quản lý của chính phủ Trung Quốc là sự thật không thể chối cãi, chỉ có chính phủ Đài Loan được bầu từ quy trình dân chủ mới có thể đại diện cho 23 triệu dân Đài Loan trên trường quốc tế. Những sắp xếp liên quan đến việc Đài Loan tham dự INTERPOL, Trung Quốc không có quyền và cũng không có tư cách hỏi đến hay can thiệp.

 Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Với nhiệm vụ xây dựng một “thế giới an toàn hơn” (a safer world), INTERPOL không nên loại trừ bất kỳ cơ quan cảnh sát nào. Là một bên liên quan quan trọng của cộng đồng quốc tế, Đài Loan luôn sẵn sàng và có khả năng đóng góp (Taiwan can help – Đài Loan có thể giúp đỡ). Như lời Tổng Thư ký INTERPOL Jürgen Stock phát biểu tại hội nghị năm nay, đối mặt với môi trường đe dọa liên tục biến động, INTERPOL mạnh mẽ và trung lập là vô cùng quan trọng. Bộ Ngoại giao kêu gọi, với tôn chỉ đảm bảo và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan cảnh sát, INTERPOL nên thực hiện điều 3 Hiến chương của tổ chức này, dừng các hành động mang tính chất chính trị như loại trừ sự tham dự của Đài Loan, nhanh chóng tìm kiếm phương thức thích hợp để tiếp nhận Đài Loan tham dự đầy đủ vào các hội nghị, cơ chế, đào tạo và hoạt động của tổ chức này, không cản trở sử dụng “Hệ thống thông tin liên lạc của cảnh sát toàn cầu I-24/7” và 17 kho dữ liệu bao gồm “Hệ thống tài liệu du lịch bị đánh cắp và bị mất”; chỉ có vậy mới có thể đảm bảo không có lỗ hổng trong mạng lưới cảnh sát toàn cầu.