Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm của Đài Loan vẫn duy trì mức tăng trưởng 1,5%
2020-06-10
New Southbound Policy。Ngày 8/6, Bộ Tài chính công bố: Kim ngạch xuất khẩu của 5 tháng đầu năm là 130,91 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu của 5 tháng đầu năm là 114,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, Cán cân thương mại ghi nhận 5 tháng đầu năm, Đài Loan xuất siêu 16,51 tỷ đô la Mỹ, tăng 300 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu của các nước lớn đã giảm trên diện rộng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Đài Loan vẫn duy trì mức tăng trưởng 1,5% (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Ngày 8/6, Bộ Tài chính công bố: Kim ngạch xuất khẩu của 5 tháng đầu năm là 130,91 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu của 5 tháng đầu năm là 114,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, Cán cân thương mại ghi nhận 5 tháng đầu năm, Đài Loan xuất siêu 16,51 tỷ đô la Mỹ, tăng 300 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu của các nước lớn đã giảm trên diện rộng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Đài Loan vẫn duy trì mức tăng trưởng 1,5% (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

 Ngày 8/6, Bộ Tài chính đã công bố: Kim ngạch xuất khẩu của tháng 5 năm nay đạt 27 tỉ đô la Mỹ, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ 3 liên tiếp có tỷ lệ tăng trưởng âm; kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5 là 22,28 tỷ đô la Mỹ, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chuyển từ tăng trưởng dương sang tăng trưởng âm. Kim ngạch xuất khẩu của 5 tháng đầu năm là 130,91 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu của 5 tháng đầu năm là 114,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại ghi nhận 5 tháng đầu năm, Đài Loan xuất siêu 16,51 tỷ đô la Mỹ, tăng 300 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái.

 Trưởng Ban Thống kê, Bộ Tài chính – bà Thái Mỹ Na cho biết: Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu, làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất-tiêu thụ cũng như tình hình nguyên liệu thô trên thế giới. Trong 11 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng 5, có 8 nhóm mặt hàng bị sụt giảm, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống.

 Bà Thái Mỹ Na chỉ rõ: Trong tình hình sức mua kém, giá dầu thô quốc tế giảm mạnh, doanh nghiệp điều chỉnh giảm năng lực sản suất, sản phẩm hàng may mặc không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho tăng mạnh, xuất khẩu sản phẩm khoáng sản trong tháng 5 giảm 57,3%, xuất khẩu sản phẩm dệt may giảm 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức giảm lớn thứ 2 trong những năm qua. Tỷ lệ xuất khẩu của các mặt hàng khác như nhựa, cao su, hóa chất, kim loại cơ bản và các chế phẩm khác cũng sụt giảm rất mạnh, dao động trong khoảng từ -15% đến -20%. 

 Điều may mắn là các mặt hàng điện tử vẫn hoạt động tốt, hỗ trợ cho xuất khẩu, giúp hạn chế mức độ sụt giảm tổng thể. Kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử trong tháng 5 đạt 10,24 tỷ đô la Mỹ, lập mức cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và có tỷ lệ tăng trưởng dương trong 13 tháng liên tiếp, đồng thời duy trì tỷ lệ tăng trưởng 2 con số trong 6 tháng liên tiếp (không tính Tết Nguyên đán), chủ yếu được thúc đẩy bởi cơ hội kinh doanh công nghệ mới như 5G, Tính toán hiệu năng cao (HPC) và Trí tuệ nhân tạo (AI), v.v…, cơ hội thương mại từ xa trong tình hình dịch bệnh bùng phát cũng mang đến tác dụng thúc đẩy tăng trưởng.

 Xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin và nghe nhìn trong tháng 5 đạt 3,95 tỷ đô la Mỹ, là con số cao thứ 3 trong cùng kỳ các năm, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Đài Loan về nước đầu tư và nhu cầu của nền kinh tế tại nhà (Stay-at-Home Economy) như làm việc tại nhà, giáo dục từ xa, v.v… Việc vận dụng công nghệ đám mây phát triển đã khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng trung tâm dữ liệu và thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm truyền thông trực tuyến.

 Bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh, xuất khẩu của các nước lớn trong 5 tháng đầu năm đa số là tăng trưởng âm, xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm của Hàn Quốc giảm 11,2%, Trung Quốc giảm 7,7% trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm của Nhật Bản giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, Singapore giảm 6,9%, Hồng Kông giảm 7,4%, Mỹ giảm 9,5% trong 4 tháng đầu năm, trong khi xuất khẩu của Đài Loan trong 5 tháng đầu năm tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, là quốc gia duy nhất vẫn duy trì được tăng trưởng dương.