Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đài Loan vươn lên xếp thứ 11 trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới 2020 của IMD
New Southbound Policy。Theo đánh giá của Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới 2020 được Viện Quản lý Phát triển Quốc tế (IMD) Lausane, Thụy Sĩ công bố ngày 1/10/2020, Đài Loan đứng thứ 11 trong số 63 quốc gia và nền kinh tế lớn trên thế giới, đạt thứ hạng tốt nhất kể từ khi IMD công bố tài liệu này vào năm 2017 cho đến nay (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Theo đánh giá của Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới 2020 được Viện Quản lý Phát triển Quốc tế (IMD) Lausane, Thụy Sĩ công bố ngày 1/10/2020, Đài Loan đứng thứ 11 trong số 63 quốc gia và nền kinh tế lớn trên thế giới, đạt thứ hạng tốt nhất kể từ khi IMD công bố tài liệu này vào năm 2017 cho đến nay (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

 Theo đánh giá của Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới 2020 (The IMD World Digital Competitiveness Ranking 2020, gọi tắt là DCR) được Viện Quản lý Phát triển Quốc tế (IMD) Lausane, Thụy Sĩ công bố ngày 1/10/2020, Đài Loan đứng thứ 11 trong số 63 quốc gia và nền kinh tế lớn trên thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2019, đạt thứ hạng tốt nhất kể từ khi IMD công bố tài liệu này vào năm 2017 cho đến nay và xếp thứ 3 trong số 29 nền kinh tế có dân số trên 20 triệu người, tăng 1 bậc so với năm 2019, xếp thứ 11 trong số 34 nền kinh tế có GDP đạt hơn 20.000 đô la Mỹ, tăng 2 bậc so với năm 2019.

1. Đài Loan có nhiều tiêu chí xếp ở top 3 thế giới:
 Ủy ban Phát triển Quốc gia (NDC) cho biết: Trong bảng xếp hạng lần này, Đài Loan có 7 tiêu chí nhỏ đã vươn lên top 3 thế giới; trong đó các tiêu chí “Sự nhanh nhạy của doanh nghiệp” (Agility of companies), “Người đăng ký Băng thông rộng di động” (Mobile Broadband subscribers) và “Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu Công nghệ thông tin và truyền thông trên GDP” (IT & media stock market capitalization) đều đứng đầu thế giới; các tiêu chí “Bình quân tổng nhân lực nghiên cứu và phát triển của quốc gia” (Total R&D personnel per capita), “Tốc độ phản ứng của các doanh nghiệp trước các cơ hội và mối đe dọa trong kinh doanh” (Opportunities and threats) và “Tỷ lệ phổ cập điện thoại thông minh” (Smartphone possession) đều xếp thứ 2 thế giới; tiêu chí “Thành tựu giáo dục đại học” (Higher education achievement) xếp thứ 3 thế giới với sự thể hiện nổi trội.

2. Hai tiêu chí lớn gồm “Công nghệ” (Technology) và “Mức độ sẵn sàng trong tương lai” (Future readiness) của Đài Loan được nâng cao toàn diện
 Dựa trên 3 tiêu chí lớn bao gồm 9 tiêu chí phụ với 51 tiêu chí nhỏ, bảng xếp hạng của IMD đánh giá năng lượng và mức độ sẵn sàng của các quốc gia trên thế giới đối với việc thích ứng, khám phá và ứng dụng hiệu quả “chuyển đổi kỹ thuật số”. 3 tiêu chí lớn gồm “Kiến thức” (Knowledge), “Công nghệ” (Technology) và “Mức độ sẵn sàng trong tương lai” (Future readiness).

- Khía cạnh “Kiến thức” phản ánh khả năng học hỏi công nghệ mới của quốc gia được đánh giá. Đài Loan đã cải thiện được thứ hạng trong tiêu chí phụ “Nhân tài” (Talent), nhiều tiêu chí nhỏ cũng có sự thể hiện xuất sắc.

- Khía cạnh “Công nghệ” chủ yếu đánh giá khả năng khai thác và phát triển công nghệ kỹ thuật số của quốc gia được đánh giá. Đài Loan xếp thứ 5 thế giới trong tiêu chí này, tăng 4 bậc so với năm 2019; trong đó các tiêu chí “Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu Công nghệ thông tin và truyền thông trên GDP” và “Người đăng ký Băng thông rộng di động” đều đứng đầu thế giới, tiêu chí “Tốc độ băng thông rộng Internet” (Internet bandwidth speed) xếp thứ 5 thế giới, tăng lên 13 bậc so với năm 2019, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.

- Khía cạnh “Mức độ sẵn sàng trong tương lai” chủ yếu đánh giá trình độ chuyển đổi mô hình kỹ thuật số của quốc gia được đánh giá. Đài Loan xếp thứ 8 trong tiêu chí này, tăng 4 bậc so với năm 2019. Về hoạt động doanh nghiệp, tiêu chí “Sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp” đứng đầu thế giới, “Tốc độ phản ứng của các doanh nghiệp đối với các cơ hội và mối đe dọa trong kinh doanh” xếp thứ 2 thế giới. Ngoài ra, tiêu chí “Ứng dụng và phân tích dữ liệu lớn trong kinh doanh” (Use of big data and analytics) xếp thứ 5 thế giới, tăng lên 9 bậc so với năm 2019, đạt mức tăng lớn nhất từ trước đến nay.