Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Kỳ họp lần thứ 73 Đại hội đồng Y tế Thế giới bế mạc, Bộ Ngoại giao chân thành cảm ơn sự ủng hộ mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của cộng đồng quốc tế đối với đề án Đài Loan
New Southbound Policy。Năm nay, đại dịch Covid-19 hoành hành khiến thế giới càng thấy rõ sự cần thiết của việc Đài Loan tham gia vào cơ chế hợp tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu. Yêu cầu của Đài Loan về việc tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) đã nhận được sự ủng hộ kỷ lục của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao bày tỏ lời cảm ơn chân thành và có niềm tin sâu sắc trước triển vọng của các đề án trong tương lai (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Năm nay, đại dịch Covid-19 hoành hành khiến thế giới càng thấy rõ sự cần thiết của việc Đài Loan tham gia vào cơ chế hợp tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu. Yêu cầu của Đài Loan về việc tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) đã nhận được sự ủng hộ kỷ lục của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao bày tỏ lời cảm ơn chân thành và có niềm tin sâu sắc trước triển vọng của các đề án trong tương lai (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

 Năm nay, do đại dịch Covid-19 hoành hành khiến cộng đồng quốc tế càng thấy rõ sự cần thiết của việc Đài Loan tham gia vào cơ chế hợp tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu. Yêu cầu của Đài Loan về việc tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) đã nhận được sự ủng hộ kỷ lục của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao bày tỏ lời cảm ơn chân thành và có niềm tin sâu sắc trước triển vọng của các đề án trong tương lai.

 Do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, WHA lần thứ 73 đã lần lượt tổ chức 2 hội nghị trực tuyến vào tháng 5 và tháng 11.

 Hội nghị WHA đã được tổ chức trở lại trong thời gian từ ngày 9/11 đến ngày 13/11. Các nước bang giao với Đài Loan gồm Nauru, Eswatini Quần đảo Marshall và Honduras đã lần lượt đại diện cho Đài Loan tiến hành các “cuộc tranh luận 2:2” với phía Trung Quốc tại Ủy ban quản lý chung và phiên tranh luận toàn thể, kêu gọi WHO nên lắng nghe kinh nghiệm của Đài Loan. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (Geneva) – ông Andrew Bremberg lần đầu tiên đăng tải video phát biểu dài 3 phút cùng lúc với các cuộc tranh luận của các nước bang giao về đề án Đài Loan, kêu gọi và thúc giục WHO một lần nữa mời Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên. Cả Mỹ và Nhật Bản đều đề cập rõ ràng đến Đài Loan trong các bài phát biểu tại hội nghị. Ngoài ra, các tổ chức có trụ sở tại Đài Loan của Mỹ, Nhật Bản, Anh, Australia, Canada, Pháp đều chủ động kết nối vào ngày khai mạc hội nghị để đăng tải các bài viết ủng hộ Đài Loan tham dự WHA, thể hiện các quốc gia có quan điểm tương đồng đều phát biểu ủng hộ Đài Loan dựa trên nhu cầu phòng chống dịch bệnh toàn cầu. Đài Loan chân thành cảm ơn các nước bạn đã ủng hộ và mong muốn khuyến khích thêm nhiều quốc gia khác tham gia vào hàng ngũ hỗ trợ Đài Loan.

 Đề án của Đài Loan tiếp tục nhận được sự chú ý cao độ và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, yêu cầu để Đài Loan tham gia WHO vào nửa cuối năm nay đã được lãnh đạo cấp cao các nước như cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar, v.v... công khai nhắc lại sự ủng hộ đối với Đài Loan.

 Việc cơ quan lập pháp các nước đều ủng hộ Đài Loan tham gia WHO là điều chưa từng có từ trước tới nay. Tại các khu vực châu Âu, Mỹ, Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, đến nay đã có hơn 1.700 nghị sĩ quốc hội từ hơn 80 quốc gia trên thế giới đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan. “Liên minh Nghị viện về Trung Quốc” (Inter-Parliamentary Alliance on China, IPAC) – do nghị sĩ quốc hội thuộc nhiều đảng phái ở 18 quốc gia thuộc 5 châu lục trên thế giới lập ra – đã tuyên bố công khai ủng hộ Đài Loan tham gia một cách có ý nghĩa vào các hội nghị, cơ chế và hoạt động có liên quan của WHA và WHO. So với sự ủng hộ của hơn 600 nghị sĩ quốc hội các nước vào tháng 5 năm nay, số chính trị gia ủng hộ Đài Loan trong lần này đã tăng gấp 2 lần.

 Những tin tức tích cực được các phương tiện truyền thông quốc tế đăng tải cũng tăng mạnh so với trước đây. Trong nửa cuối năm nay, tờ “The New York Times” của Mỹ, thời báo quốc gia “Asahi Shimbun” của Nhật Bản, “Hãng thông tấn AFP” của Pháp, “Hãng thông tấn Reuters” của Anh, v.v... đều đăng các thông tin thân thiện với Đài Loan. Trong năm 2020, tính đến nay, các phương tiện truyền thông của hơn 60 quốc gia đã đăng tải tổng cộng gần 3.000 bài viết ủng hộ Đài Loan tham gia WHO, các bài báo về Bộ trưởng Bộ Y tế-Phúc lợi Trần Thời Trung, các bài bình luận, chuyên mục hoặc thư gửi.

 Bộ Ngoại giao bày tỏ sự lạc quan về các đề án trong tương lai, đồng thời sẽ cùng các nước bang giao và các quốc gia có quan điểm tương đồng tiếp tục tranh thủ tham dự WHA năm 2021 với tư cách quan sát viên. Bộ Ngoại giao kêu gọi WHO tuân thủ tính trung lập về chuyên môn, loại bỏ sự can thiệp chính trị không chính đáng, cân nhắc trên cơ sở bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của toàn nhân loại, cùng nhau chống lại các làn sóng dịch bệnh mới, sớm để Đài Loan tham gia đầy đủ vào tất cả các hội nghị, cơ chế và hoạt động của WHO, thực sự thực hiện mục tiêu “Sức khỏe cho tất cả mọi người” (Health for all) của WHO.