Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bộ Ngoại giao cảm ơn “Câu lạc bộ Formosa” khu vực châu Âu ủng hộ Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới
New Southbound Policy。Ngày 12/5/2021, các đồng Chủ tịch “Câu lạc bộ Formosa” khu vực châu Âu đã dẫn đầu 1.084 nghị sĩ các nước châu Âu gửi thư liên danh lên Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ủng hộ Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) sắp được tổ chức trong tháng 5 năm nay. Bộ Ngoại giao bày tỏ sự hoan nghênh và chân thành cảm ơn trước hành động ủng hộ mạnh mẽ này (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Ngày 12/5/2021, các đồng Chủ tịch “Câu lạc bộ Formosa” khu vực châu Âu đã dẫn đầu 1.084 nghị sĩ các nước châu Âu gửi thư liên danh lên Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ủng hộ Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) sắp được tổ chức trong tháng 5 năm nay. Bộ Ngoại giao bày tỏ sự hoan nghênh và chân thành cảm ơn trước hành động ủng hộ mạnh mẽ này (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

 Ngày 12/5/2021, các đồng Chủ tịch “Câu lạc bộ Formosa” (Formosa Club) khu vực châu Âu đã dẫn đầu tổng số 1.084 người gồm các nghị sĩ thuộc Nghị viện châu Âu và nghị sĩ quốc hội của gần 30 quốc gia châu Âu gửi thư liên danh lên Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, đồng thời gửi bản sao thư liên danh này lên Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và An ninh Josep Borrell, ủng hộ Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) sắp được tổ chức trong tháng 5 năm nay cũng như các hội nghị, cơ chế và hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Ngoại giao bày tỏ sự hoan nghênh và chân thành cảm ơn trước việc các quốc gia châu Âu có quan điểm tương đồng đã thể hiện sự ủng hộ Đài Loan một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

 Các nghị sĩ ký tên liên danh cho biết: Kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, Đài Loan không chỉ thể hiện thành quả xuất sắc trong công tác phòng chống dịch bệnh, mà còn mở rộng vòng tay giúp đỡ các nước khác. Cho đến nay, Đài Loan đã viện trợ 54 triệu chiếc khẩu trang y tế và nhiều vật tư phòng chống dịch bệnh khác cho hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc loại trừ Đài Loan ra khỏi các cuộc thảo luận quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới không chỉ gây tổn hại đến quyền lợi của toàn thể người dân Đài Loan, mà còn tước đi cơ hội để Đài Loan chia sẻ và đóng góp. Việc Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới không phải là cuộc đua về địa chính trị, mà là vấn đề tránh để y tế bị chính trị gây rối, can thiệp. Do đó, các nghị sĩ đã kêu gọi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mời Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới sẽ được tổ chức từ ngày 24/5 đến ngày 1/6 năm nay với tư cách quan sát viên, đồng thời kết nạp Đài Loan tham gia đầy đủ vào các hội nghị, cơ chế và hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới.

 Bức thư liên danh lần này gồm các nghị sĩ cấp cao là Phó Chủ tịch Nghị viện nhiều nước châu Âu như 3 Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu: Nicola Beer (quốc tịch Đức), Heidi Hautala (quốc tịch Phần Lan) và Fabio Massimo Castaldo (quốc tịch Italy), 2 Phó Chủ tịch Thượng viện Pháp: Nathalie Delattre và Vincent Delahaye, 2 Phó Chủ tịch Nghị viện Slovakia: Milan Laurencik và Gabor Grendel, v.v... đã tham gia ký tên liên danh, cho thấy sự đồng thuận cao độ của các đảng phái thuộc các quốc gia châu Âu trong việc ủng hộ Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới.

 Bộ Ngoại giao một lần nữa kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới đối mặt với luồng dư luận chính trong cộng đồng quốc tế, nhanh chóng mời Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới năm nay, cùng đóng góp tâm huyết và công sức cho sức khỏe và hạnh phúc của người dân trên toàn thế giới.