Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đài Loan mời các chuyên gia nhân quyền quốc tế đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ 3 về hai Công ước quốc tế
2022-05-11
New Southbound Policy。Thủ tướng Tô Trinh Xương (giữa) cùng các quan chức cấp cao và các chuyên gia quốc tế về nhân quyền tại Lễ khai mạc Hội nghị đánh giá quốc tế Báo cáo quốc gia lần thứ 3 của Đài Loan về các Công ước nhân quyền của Liên Hợp Quốc diễn ra ngày 9/5 tại thành phố Đài Bắc. (Ảnh: Viện Hành chính)
Thủ tướng Tô Trinh Xương (giữa) cùng các quan chức cấp cao và các chuyên gia quốc tế về nhân quyền tại Lễ khai mạc Hội nghị đánh giá quốc tế Báo cáo quốc gia lần thứ 3 của Đài Loan về các Công ước nhân quyền của Liên Hợp Quốc diễn ra ngày 9/5 tại thành phố Đài Bắc. (Ảnh: Viện Hành chính)

 Hội nghị đánh giá quốc tế Báo cáo quốc gia lần thứ 3 của Đài Loan về “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” và “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” (sau đây gọi là hai Công ước) đã được tổ chức vào ngày 9/5 tại Trung tâm hội nghị quốc tế Chang Yung-Fa Foundation, mời các chuyên gia nhân quyền quốc tế nổi tiếng, đã nhiều năm tham gia công tác bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc đến Đài Loan để đánh giá Báo cáo quốc gia thứ 3 về hai Công nước.

 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Tô Trinh Xương cho biết Hội nghị đánh giá quốc tế Báo cáo quốc gia về hai Công ước đã bước sang năm thứ 3. Kể từ khi thông qua và thực thi hai Công ước vào năm 2009 cho đến nay, Đài Loan đã tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ quốc gia được quy định trong hai Công ước, nỗ lực điều hành Chính phủ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và chủ động mời các chuyên gia nhân quyền quốc tế đến Đài Loan để đánh giá và đưa ra các khuyến nghị. Nhiều ý kiến mang tính kết luận và các khuyến nghị do Ủy ban đánh giá quốc tế đưa ra đã dần dần được vào thực tiễn, cho thấy Đài Loan đã thực hiện Công ước quốc tế về nhân quyền bằng những hành động cụ thể và có quyết tâm tích cực tham gia các vấn đề quốc tế về nhân quyền.

Có sáu điểm nổi bật chính trong Hội nghị đánh giá quốc tế của hai Công ước, bao gồm:

1.“Phát trực tiếp trên kênh Youtube dành riêng” – Toàn bộ chương trình đánh giá quốc tế sẽ được phát trực tiếp kèm phụ đề trên trang web dành riêng.

2.“Tầm cao của Liên hợp quốc và sự rộng lớn của thế giới” - Hội nghị đánh giá quốc tế lần này mời các chuyên gia quốc tế thuộc các quốc tịch, các lĩnh vực khác nhau, đến từ khắp nơi trên thế giới và dày dạn kinh nghiệm của Liên Hợp Quốc đến Đài Loan thực hiện công tác đánh giá.

3. “Thành viên mới và những vấn đề mới” - Hội nghị đánh giá quốc tế lần này mời 3 ủy viên đánh giá quốc tế mới trình bày quan sát và đề xuất về cơ chế bảo vệ nhân quyền ở cấp quốc gia, luật hình sự quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của các dân tộc bản địa, v.v...

4. “Đối tác mới, chung mặt trận”- Để đáp ứng các yêu cầu trong “Nguyên tắc   Paris” của Liên Hợp Quốc về việc thiết lập một cơ chế nhân quyền độc lập, Đài Loan đã thành lập Ủy ban Nhân quyền Quốc gia trực thuộc Viện Giám sát vào năm 2020. Lần này, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia cũng tham gia Hội nghị đánh giá quốc tế và tiến hành đối thoại sâu rộng với Ủy ban đánh giá quốc tế.

5.“Sự tham gia phối hợp hài hòa hơn của các tổ chức phi chính phủ” - Trong các lần đánh giá quốc tế Báo cáo quốc gia về hai Công ước, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đều tích cực tham gia, thứ tự các bài phát biểu được xác định sau nhiều cuộc trao đổi. Tuy nhiên, việc trao đổi và tổng hợp tại hội nghị lần này được hoàn thành chỉ sau một cuộc họp, tạo nền tảng vững chắc cho việc tiến hành suôn sẻ chương trình nghị sự.

6.“Dịch bệnh mới và thách thức mới” - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công tác tổ chức Hội nghị đánh giá lần này càng khó khăn hơn những lần trước.

 Hai Công ước và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là những văn bản quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc về nhân quyền. Việc Ủy ban đánh giá quốc tế đưa ra các ý kiến mang tính kết luận và những khuyến nghị đối với Bảo cáo quốc gia lần thứ 3 sẽ giúp Đài Loan thể hiện là hình mẫu một đất nước có nhân quyền.