Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đài Loan tổ chức “Đoàn khảo sát đầu tư Việt Nam 2022”, nắm bắt cơ hội kinh doanh tại Việt Nam thời kỳ hậu dịch bệnh
New Southbound Policy。Những năm gần đây, các doanh nghiệp Đài Loan đã tích cực đầu tư vào các nước hướng Nam mới, trong đó Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp Đài Loan do các yếu tố như ở gần Trung Quốc đại lục, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiềm năng và lợi thế hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc tích cực đàm phán và ký kết FTA (Hiệp định thương mại tự do), v.v... (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Đài Loan đã tích cực đầu tư vào các nước hướng Nam mới, trong đó Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp Đài Loan do các yếu tố như ở gần Trung Quốc đại lục, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiềm năng và lợi thế hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc tích cực đàm phán và ký kết FTA (Hiệp định thương mại tự do), v.v... (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

 Nhằm giúp các doanh nghiệp Đài Loan hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam thời kỳ hậu dịch bệnh, Ban Nghiệp vụ đầu tư thuộc Bộ Kinh tế sẽ tổ chức “Đoàn khảo sát đầu tư Việt Nam 2022” đến các tỉnh thành của Việt Nam như Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, v.v... từ ngày 4/9 đến ngày 10/9/2022. Chuyến thăm lần này gồm 9 doanh nghiệp thuộc các ngành thiết kế vi mạch, sản xuất điện tử, vật liệu pin, kỹ thuật xây dựng dân dụng và tài chính, v.v... Hành trình của đoàn khảo sát ngoài đến thăm các tổ chức đầu tư có liên quan tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành và khu công nghiệp, còn tiến hành trao đổi, tọa đàm với các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam.

 Những năm gần đây, các doanh nghiệp Đài Loan đã tích cực bố trí đầu tư vào các nước hướng Nam mới, trong đó Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp Đài Loan đầu tư do các yếu tố như ở gần Trung Quốc đại lục, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiềm năng và lợi thế hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc tích cực đàm phán và ký kết FTA (Hiệp định thương mại tự do), v.v... Miền bắc Việt Nam đã hình hành cụm công nghiệp điện tử quan trọng và Việt Nam dường như đã trở thành cơ sở sản xuất dự phòng cho các công ty điện tử Đài Loan ở Đông Nam Á.

 Trong chuyến đi lần này, đoàn khảo sát sẽ đưa các doanh nghiệp đến thăm các khu công nghiệp thuộc nhiều tỉnh thành để trao đổi về các vấn đề như môi trường đầu tư và các biện pháp ưu đãi, tình hình phát triển ngành nghề, chi phí và nguồn cung cấp đất đai, nhà xưởng, nguồn nhân lực của Việt Nam, v.v..., qua đó thúc đẩy trao đổi, tương tác với các doanh nghiệp Đài Loan tại các địa phương, chia sẻ kinh nghiệm đầu tư tại nước sở tại và thiết lập mạng lưới doanh nhân. Đây là đoàn khảo sát đầu tư đầu tiên do Bộ Kinh tế tổ chức kể từ sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các đơn vị của phía Việt Nam đều rất coi trọng và nhiệt liệt hoan nghênh, hy vọng cùng trao đổi hợp tác với các doanh nghiệp Đài Loan và trở thành các khu trọng điểm để các doanh nhân Đài Loan đầu tư khi đến Việt Nam.

 Ban Nghiệp vụ đầu tư, Bộ Kinh tế cho biết: Thông qua hình thức đoàn khảo sát kinh tế có thể giúp các doanh nghiệp thiết lập kênh liên hệ với các cơ quan, thu thập các thông tin, biện pháp ưu đãi và chính sách liên quan, có ích trong việc cân nhắc, đánh giá đầu tư. Bộ Kinh tế đã thành lập “Văn phòng tư vấn thông tin đầu tư Đài Loan” (Taiwan Desk) tại 6 quốc gia gồm Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ để cung cấp dịch vụ tư vấn và giới thiệu đầu tư cho các doanh nghiệp. Trong tương lai, Bộ Kinh tế sẽ có kế hoạch lập đoàn khảo sát thực địa, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá các cơ sở sản xuất phù hợp.