Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bộ Lao động tổ chức Hội thảo APEC về “Ứng dụng Công nghệ Kỹ thuật số để thúc đẩy An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp trong Kỷ nguyên số”
2022-10-20
New Southbound Policy。Bộ Lao động đã tổ chức Hội thảo APEC về “Ứng dụng Công nghệ Kỹ thuật số để thúc đẩy An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp trong Kỷ nguyên số” trong 2 ngày 18/10 và 19/10/2022, mời đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng các chuyên gia, học giả các nước thảo luận về việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và tác động của đại dịch COVID-19 đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. (Ảnh: Bộ Lao động)
Bộ Lao động đã tổ chức Hội thảo APEC về “Ứng dụng Công nghệ Kỹ thuật số để thúc đẩy An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp trong Kỷ nguyên số” trong 2 ngày 18/10 và 19/10/2022, mời đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng các chuyên gia, học giả các nước thảo luận về việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và tác động của đại dịch COVID-19 đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. (Ảnh: Bộ Lao động)

 Bộ Lao động đã tổ chức Hội thảo APEC về “Ứng dụng Công nghệ Kỹ thuật số để thúc đẩy An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp trong Kỷ nguyên số” (Apec Workshop on The Utilization of Digital Technology to Advance Occupational Safety and Health in the Digital Age) trong 2 ngày 18/10 và 19/10/2022, mời các chuyên gia, học giả từ các nền kinh tế như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng các chuyên gia, học giả trong lĩnh vực an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của Đài Loan thảo luận về việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và tác động của đại dịch COVID-19 đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời đưa ra cách thức sáng tạo và chia sẻ các ví dụ về việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực này.

 Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động Trần Minh Nhân cho biết: Mặc dù sự đổi mới và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã giúp cho việc tự động hóa, nâng cấp và chuyển đổi công nghiệp nhưng đồng thời cũng đi kèm với những thách thức về các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp như rủi ro khi con người phối hợp với máy móc, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, v.v... Để ứng phó với thách thức kép do đại dịch COVID-19 và công nghệ số mang lại, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vào “Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại Nơi làm việc” (Declaration of Fundamental Principles and Rights at Work) tại Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 110 vào tháng 6 năm nay. Đài Loan cũng đã thực thi “Luật Bảo hiểm và Bảo vệ tai nạn nghề nghiệp lao động” để bảo vệ đầy đủ và toàn diện hơn cho người lao động trong thời kỳ hậu dịch bệnh.

 Đài Loan là nước lớn về công nghệ kỹ thuật số trong khu vực APEC. Hội thảo lần này sẽ giúp cho việc thực hiện “Kế hoạch hành động Aotearoa” đã được Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC thông qua năm 2021 và cung cấp ví dụ tốt nhất về phát triển nguồn nhân lực toàn diện trong khu vực APEC. Trưởng Nhóm công tác Phát triển nguồn nhân lực APEC (HRDWG) Dong Sun Park đánh giá cao việc Đài Loan thúc đẩy “Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực APEC trong kỷ nguyên số” và tăng cường các biện pháp an sinh xã hội trong kỷ nguyên số. Trưởng Nhóm công tác Y tế APEC (HWG) Pongsadhorn Pokpermdee cũng khẳng định việc Đài Loan thúc đẩy hợp tác diễn đàn xuyên lĩnh vực và đóng góp cụ thể vào những nỗ lực thúc đẩy sức khỏe, phúc lợi và các quyền cơ bản của con người trong thời kỳ hậu dịch bệnh.

 Trong ngày đầu tiên của hội thảo, các chuyên gia, học giả đã cùng thảo luận về những thách thức do các hình thức làm việc mới như số hóa công nghiệp, sự phối hợp giữa con người và máy móc, v.v... mang lại cho an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cũng như các giải pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

 Diễn đàn bàn tròn trong ngày thứ 2 của hội thảo đã tiến hành thảo luận, đưa ra các kiến nghị cụ thể và triển vọng cho Chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng công nghệ số để thúc đẩy an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

 Trong tương lai, Đài Loan sẽ tiếp tục thông qua các phương thức như đối thoại xã hội, thúc đẩy sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, v.v... để tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn cho người lao động, đồng thời giảm thiểu phát sinh thương tật và bệnh nghề nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu thúc đẩy sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như phúc lợi cho người lao động.