Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Thành quả ngoại giao kinh tế-thương mại của các cơ quan đại diện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại nước ngoài trong quý I năm 2023
New Southbound Policy。Quý I năm 2023, các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại nước ngoài tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các nước có quan điểm tương đồng để hỗ trợ các ngành nghề Đài Loan triển khai trên toàn cầu. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Quý I năm 2023, các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại nước ngoài tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các nước có quan điểm tương đồng để hỗ trợ các ngành nghề Đài Loan triển khai trên toàn cầu. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

 Quý I năm 2023, các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại nước ngoài vẫn tích cực nỗ lực, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các nước có quan điểm tương đồng để tạo ra chuỗi cung ứng dân chủ bền vững và nắm bắt cơ hội phục hồi kinh tế, hỗ trợ các ngành nghề của Đài Loan triển khai trên toàn cầu, cụ thể như sau:

1. Mở rộng cơ hội kinh doanh và xúc tiến đầu tư:
 Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Đài Loan tại nước ngoài đã hỗ trợ các ngành nghề có ưu thế và mới nổi thành lập các đoàn ra nước ngoài khảo sát và tham gia 160 lượt triển lãm, tổ chức hơn 250 cuộc triển lãm, giới thiệu đầu tư và hội nghị kinh tế-thương mại, kết nối hơn 500 cơ hội kinh doanh tiềm năng về mua sắm nước ngoài và hơn 75 dự án nước ngoài đầu tư vào Đài Loan. Ngoài ra còn hỗ trợ mời hơn 320 quan chức hoặc đại diện từ 111 thành phố của 41 quốc gia trên thế giới đến Đài Loan tham dự “Hội nghị thượng đỉnh & Triển lãm Thành phố thông minh 2023” (2023 Smart City Summit & Expo) lần thứ 10 và “Triển lãm thành phố không phát thải vào năm 2050” (2050 Net Zero City Expo) có quy mô lớn nhất châu Á, giới thiệu sự phát triển đổi mới ở các thành phố thông minh và những ứng dụng để đạt mục tiêu không phát thải ròng của Đài Loan, giúp các doanh nghiệp Đài Loan nắm bắt cơ hội kinh doanh trên toàn cầu.

2. Tăng cường trao đổi chính thức về kinh tế-thương mại
 Các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Đài Loan tại nước ngoài tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các nước có quan điểm tương đồng, thúc đẩy thành công đàm phán song phương về “Hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tư” Đài Loan-Canada (FIPA) để đẩy mạnh đầu tư ngành nghề hai chiều. Ngoài ra còn tổ chức Hội nghị Đối thoại Kinh tế cấp Thứ trưởng Đài Loan-Lithuania lần thứ 2 (2nd Taiwan-Lithuania Economic Dialogue) vào tháng 2 năm nay để đẩy nhanh hợp tác giữa Đài Loan và Lithuania trong lĩnh vực kỹ thuật số, ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ laser. Tháng 3 năm nay, Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc Markéta Pekarová Adamová cũng đã dẫn đầu phái đoàn sang Đài Loan tham gia “Hội nghị Hợp tác Kinh tế Đài Loan-Cộng hòa Séc lần thứ 18” để tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước.

3.  Tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại và các ngành nghề với các nước bang giao
 Bộ Ngoại giao đã cử cán bộ ngoại giao và các doanh nghiệp ngành năng lượng sạch, thông tin và truyền thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến thủy sản, bảo tồn tài nguyên biển, v.v... đến thăm nước bang giao Tuvalu và tiến hành khảo sát cơ hội thương mại, kết nối hợp tác giữa các ngành nghề. Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benítez đã sang thăm Đài Loan vào tháng 2 năm nay, tham dự buổi giới thiệu cơ hội kinh doanh và quảng bá các sản phẩm thịt của Paraguay. Ngoài ra, các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Đài Loan tại nước ngoài đã tổ chức “Dự án năng lượng sạch”, thúc đẩy thành công việc Tuvalu và Quần đảo Marshall lần lượt ký hợp đồng mua các sản phẩm thế mạnh về thiết bị năng lượng mặt trời của các nhà sản xuất Đài Loan. Đại sứ quán Đài Loan tại St. Kitts và Nevis cũng hỗ trợ các doanh nghiệp Đài Loan mở rộng cơ hội kinh doanh tại nước bạn.

4. Thúc đẩy trao đổi kinh tế-thương mại dân sự:
 Các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Đài Loan tại nước ngoài đã thúc đẩy đàm phán ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế-thương mại trong mọi lĩnh vực giữa các ngành nghề, chính phủ, giới học thuật Đài Loan và các nước khác, bao gồm ký kết “Hiệp định hợp tác kinh tế Đài Loan-Eswatini”, mở rộng cửa cho các sản phẩm của Eswatini được miễn thuế xuất khẩu sang Đài Loan; ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về Trung tâm R&D và đổi mới Laser siêu nhanh và Thỏa thuận hợp tác bán dẫn trị giá 14 triệu Euro với Hiệp hội Laser Lithuania để hỗ trợ thành lập các dây chuyền sản xuất địa phương; ký kết Bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ các sản phẩm thịt với Paraguay để mở rộng kênh phân phối sản phẩm; ký kết Bản ghi nhớ hợp tác ngành công nghiệp vệ tinh với Ấn Độ; Đài Loan và Cộng hòa Séc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong ngành vật tư y tế.

 Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán và Văn phòng đại diện Đài Loan tại nước ngoài sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần tích cực cố gắng, vận dụng thực lực xuất sắc của các ngành nghề để xây dựng chuỗi cung ứng chiến lược ổn định và hỗ trợ các doanh nghiệp Đài Loan triển khai đầu tư tại nước ngoài để mở rộng hiệu quả tổng hợp của ngoại giao kinh tế-thương mại.