Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Tổng thống Lại Thanh Đức tham dự Lễ khai mạc “Hội thảo GCTF về xây dựng khả năng phục hồi, chuẩn bị và ứng biến của toàn xã hội”
New Southbound Policy。Tổng thống Lại Thanh Đức phát biểu tại Lễ khai mạc “Hội thảo GCTF về xây dựng khả năng phục hồi, chuẩn bị và ứng biến của toàn xã hội” vào sáng ngày 4/3 tại Đài Bắc. (Ảnh: Phủ Tổng thống)
Tổng thống Lại Thanh Đức phát biểu tại Lễ khai mạc “Hội thảo GCTF về xây dựng khả năng phục hồi, chuẩn bị và ứng biến của toàn xã hội” vào sáng ngày 4/3 tại Đài Bắc. (Ảnh: Phủ Tổng thống)

 Phát biểu tại Lễ khai mạc “Hội thảo xây dựng khả năng phục hồi, chuẩn bị và ứng biến của toàn xã hội” trong khuôn khổ “Khung Hợp tác và Đào tạo Toàn cầu” (GCTF) (Global Cooperation and Training Framework (GCTF) Workshop on Whole-of-Society Resilience Building, Preparation, and Response) vào sáng ngày 4/3, Tổng thống Lại Thanh Đức cho biết: Những thách thức toàn cầu hiện nay như thời tiết cực đoan, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, v.v... đang liên tiếp xuất hiện, sự bành trướng của chủ nghĩa độc tài cũng gây ra mối đe dọa nghiêm đối với các nước yêu chuộng tự do. Những thách thức này không phân biệt ranh giới quốc gia và chắc chắn không có một quốc gia đơn lẻ nào có thể đối mặt. Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Đài Loan có khả năng và sẵn sàng đóng góp cho dân chủ, hòa bình, thịnh vượng và phát triển toàn cầu, thông qua nền tảng GCTF để chia sẻ kinh nghiệm với thế giới và tiếp tục hợp tác với nhiều quốc gia hơn nữa để cùng ứng phó với những thách thức khác nhau.

Nội dung chính bài phát biểu của Tổng thống như sau:

 Trước hết, tôi xin chào mừng các vị khách quốc tế và các chuyên gia, học giả trong nước đã tham dự hội thảo GCTF để cùng thảo luận về việc xây dựng, chuẩn bị và ứng biến khả năng phục hồi của toàn xã hội.

 Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Đài Loan có khả năng và sẵn sàng đóng góp cho dân chủ, hòa bình, thịnh vượng và phát triển toàn cầu. GCTF là nền tảng quan trọng để Đài Loan chia sẻ kinh nghiệm của mình với thế giới.

 Tôi xin cảm ơn 4 đối tác chính thức của GCTF gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Canada. Trong những năm qua, chúng ta đã thông qua GCTF để hợp tác với nhiều quốc gia hơn nữa, không ngừng mở rộng trao đổi trong mọi lĩnh vực để cùng ứng phó với những thách thức mới.

 Hiện nay, những thách thức toàn cầu như thời tiết cực đoan, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, v.v... đang liên tiếp xuất hiện, sự bành trướng của chủ nghĩa độc tài cũng gây ra mối đe dọa nghiêm đối với các nước yêu chuộng tự do. Những thách thức này không phân biệt ranh giới quốc gia và chắc chắn không có một quốc gia đơn lẻ nào có thể đối mặt.

 Đài Loan nằm ở vị trí quan trọng của chuỗi đảo thứ nhất và ở tuyến đầu của phòng tuyến dân chủ. Nhân dịp tổ chức hội thảo lần này, chúng tôi muốn bày tỏ với thế giới về quyết tâm xây dựng một Đài Loan kiên cường hơn, cũng như mong muốn cùng hỗ trợ và trao đổi với các nước để nâng cao khả năng phục hồi của xã hội, cùng thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

 Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy 3 hành động:

 Thứ nhất, kết hợp sức mạnh của chính quyền trung ương và địa phương để nâng cao toàn diện khả năng phục hồi của xã hội.
 Chương trình nghị sự của Hội thảo GCTF lần này bao gồm đào tạo lực lượng dân sự, chuẩn bị vật tư chiến lược, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng quan trọng, đều là những chủ đề chính được “Ủy ban kiên cường phòng vệ toàn xã hội” thảo luận.

 Trong tương lai, thông qua nhiều hoạt động khác nhau, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác giữa trung ương và địa phương, tăng cường năng lực quốc gia trong việc ứng phó với thiên tai, thảm họa.

 Thứ hai, tăng cường năng lực cộng đồng trong việc ứng phó với thiên tai.
 Để tăng cường khả năng phục hồi của toàn xã hội, chúng ta phải giúp người dân nâng cao nhận thức về rủi ro, hiểu cách ứng phó với thảm họa và phát triển khả năng tự giúp mình, giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác với nhau.

 Chúng tôi xin cảm ơn Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) đã cùng Hiệp hội Phát triển Đội ngũ y tế ứng phó thảm họa của Đài Loan thúc đẩy chương trình hành động trên khắp Đài Loan từ năm 2021. Hiện nay, chương trình này đã được nâng cấp lên phiên bản 2.0 và tiếp tục đào tạo thêm nhiều người về khả năng sơ cứu.

 Chúng tôi cũng đã thành lập “Đội ứng phó khẩn cấp dân sự Đài Loan” (T-CERT) tại các cơ sở hạ tầng quan trọng trên cả nước để nâng cao khả năng ứng phó độc lập của các cơ sở quan trọng này khi đối mặt với thảm họa. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao và mở rộng đào tạo lực lượng dân sự để công chúng có thể trở thành đối tác quan trọng của Chính phủ trong công tác phòng chống và cứu trợ thảm họa.

 Thứ ba, phát huy thế mạnh của Đài Loan và đóng góp cho cộng đồng quốc tế.
 Tôi tin rằng thông qua hội thảo lần này, Đài Loan và các nước có thể học hỏi lẫn nhau về nhiều mặt và tăng cường khả năng phục hồi của toàn xã hội theo nhiều cách.
 
 Đài Loan có công nghệ tiên tiến và năng lực xuất sắc về công nghệ thông tin và truyền thông. Trong tương lai, chúng tôi sẽ thiết lập hệ thống bảo vệ an ninh thông tin kiện toàn hơn nữa, đồng thời mở rộng việc sử dụng các công nghệ mới nổi và hoàn thiện công tác bảo vệ an ninh trong nước. Chúng tôi hy vọng thông qua việc phát huy thế mạnh và chia sẻ kinh nghiệm của Đài Loan để đóng góp nhiều nữa hơn cho cộng đồng quốc tế.

 “Hội thảo GCTF về xây dựng khả năng phục hồi, chuẩn bị và ứng biến của toàn xã hội” do Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đại diện các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Canada tổ chức từ ngày 4/3 đến ngày 6/3/2025 tại Đài Loan, mời đại diện các ngành nghề, quan chức và giới học thuật ở trong và ngoài nước cùng thảo luận về chiến lược đổi mới nhằm nâng cao khả năng phục hồi của toàn xã hội, tăng cường khả năng ứng biến khi phải đối mặt với thiên tai hoặc thảm họa do con người gây ra. Tổng cộng có 264 đại biểu, trong đó có 61 khách mời từ 30 quốc gia đã đến tham dự hội nghị.