Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Tổng thống kêu gọi vận dụng các Think-tank, ứng phó cục diện châu Á-Thái Bình Dương, tìm kiếm vị thế của Đài Loan trong trật tự quốc tế mới. Tổng thống tham dự Lễ khai mạc “Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo Think-tank châu Á-Thái Bình Dương 2017”

123

 

 Sáng 14/10, Tổng thống Thái Anh Văn đã tham dự Lễ khai mạc “Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo Think-tank châu Á-Thái Bình Dương 2017”. Ngoài lời hoan nghênh chân thành gửi đến lãnh đạo các Think-tank (Tổ chức tư vấn chính sách) đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, các nước thuộc khối ASEAN, Tổng thống còn kêu gọi lãnh đạo các Think-tank quan trọng của Đài Loan thông qua kênh trao đổi này, tích cực tìm kiếm vị thế của Đài Loan trong trật tự quốc tế mới.
 

 Tổng thống chỉ ra, để ứng phó cục diện biến đổi nhanh chóng trên diện rộng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hội nghị lần này mang đến cho chúng ta cơ hội tuyệt vời, cùng bàn bạc, thảo luận các nghị đề quan trọng trong khu vực. Trên thực tế, hội nghị lần này còn đi sâu vào việc nghiên cứu thảo luận và trao đổi ý kiến về vai trò của Đài Loan trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
 

 Tổng thống cũng cho biết, trong cục diện thế giới với nhiều mắt xích nối liền nhau, rất nhiều nghị đề mang tính an ninh khu vực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nước, đặc biệt là nghị đề về an ninh và quốc phòng. Bà cho rằng, đối mặt với những chuyển biến khốc liệt của thế giới, người quyết định chính sách có khả năng ứng biến nhanh chóng và thích ứng môi trường hay không là điều vô cùng quan trọng mà khả năng ứng biến có hiệu quả lại cần dựa vào tình hình thu thập và phán đoán thông tin toàn diện của đơn vị nghiên cứu về vấn đề liên quan, đồng thời đưa ra phân tích và kiến nghị mang tính trung lập.
 

 Tổng thống nói, bà vô cùng coi trọng các Think-tank, trong thời kỳ xây dựng, hình thành chính sách, các Think-tank đã đóng một vai trò không thể thiếu. Năm 2011, khi đảm nhận chức vụ Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ, bà đã thành lập “Quỹ văn hóa giáo dục Ranh giới mới” (New Frontier Foundation), giúp Đảng Dân chủ Tiến bộ xây dựng kênh quy hoạch chính sách. Trên thực tế, lúc đó quỹ đã đưa ra rất nhiều kiến nghị, tạo cơ sở vững chắc cho đường lối chính sách ngày nay.
 

  Tổng thống nhấn mạnh, các cơ quan chính phủ buộc phải ứng phó với rất nhiều vấn đề trước mắt, trong khi các Think-tank lại có thể nhìn xa trông rộng hơn, vẽ nên bức tranh chính sách với tầm nhìn xa. Trên thực tế, các Think-tank luôn phù hợp hơn chính phủ trong việc tìm kiếm vị thế đất trước sau 20, 30 năm. Vì vậy, bà muốn nhân Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các Think-tank châu Á-Thái Bình Dương lần này, nêu lên hai điều Đài Loan trông đợi.
 

 Thứ nhất, Tổng thống hy vọng mời các lãnh đạo tham dự hội nghị và các Think-tank xuất sắc nhất cùng Đài Loan xây dựng kênh liên kết mang tính chính sách. Bà cũng mời lãnh đạo các Think-tank quan trọng của Đài Loan tích cực thảo luận sâu hơn với bạn bè từ các nơi xa đến về khả năng hợp tác nghiên cứu trong tương lai. Hy vọng thông qua kênh trao đổi này, mọi người có thể hỗ trợ lẫn nhau, cùng giao lưu, trao đổi thành quả và thông tin nghiên cứu cục diện khu vực, trong đó bao gồm cả tình hình Trung Quốc. Đài Loan đều có thể đưa ra những đóng góp quan trọng trên các phương diện nghiên cứu này.
 

 Tổng thống nhấn mạnh, thứ nữa, chính phủ sẽ không ngừng tích cực tìm kiếm vị thế của Đài Loan trong trật tự thế giới mới. Ý kiến và kiến nghị của các vị lãnh đạo Think-tank sẽ mang đến góc độ tư duy mới cho Đài Loan trong quá trình định vị lại vị thế. Nhiều năm nay, không chỉ luôn đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế châu Á đang trên đà phát triển, Đài Loan còn góp phần quyết định đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trên thực tế, nhân dân Đài Loan cũng có nguyện vọng và khả năng đóng góp những cống hiến có ý nghĩa hơn nữa cho cộng đồng quốc tế.
 

 Tổng thống đề cập, kể từ khi lên nhậm chức vào ngày 20/5/2016, bà đã áp dụng phương châm ngoại giao “Ngoại giao thực tế, hỗ trợ lẫn nhau, các bên cùng có lợi”, hy vọng phát triển mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa Đài Loan và các nước trên thế giới, xa hơn là hợp tác một cách thực chất để tăng cường tình hữu nghị, trong đó các bên cùng có lợi. Tổng thống cũng lấy “Chính sách hướng Nam mới” làm ví dụ, bà nói rõ thông qua chính sách này, Đài Loan đã thu được thành quả bước đầu trên các mặt giao lưu nhân tài, đào tạo giáo dục, trao đổi kinh tế-thương mại và liên kết ngành nghề. Ngoài ra, trên các lĩnh vực cứu trợ nhân đạo, y tế thế giới…, Đài Loan cũng hợp tác sâu rộng hơn với các nước có quan điểm tương đồng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
 

 Tổng thống tin tưởng nhờ có sự nỗ lực chung giữa Đài Loan với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ càng trở nên an toàn và phồn vinh. Bà cũng hy vọng các vị lãnh đạo tham dự hội nghị đưa ra phân tích và kiến nghị, hỗ trợ khu vực châu Á-Thái Bình Dương xây dựng nhiều mối quan hệ hợp tác hơn nữa. Cuối cùng, Tổng thống chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
 

 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lý Đại Duy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia Điền Hoằng Mậu và Hội trưởng Hội nghiên cứu Nhật Bản Lâm Văn Trình đã tham dự hội nghị.