Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Du lịch đường sắt Đài Loan Cảm nhận cảnh đẹp các tuyến đường sắt phụ
2018-01-18

1

 

Với những tuyến đường sắt nhánh chạy sâu vào vùng nông thôn xa xôi, vùng hoang dã và vùng biển đã khiến cho chúng ta  - những người thường đi tuyến đường sắt chính, có “Cơ hội thực hiện một chuyến đi tuyệt vời.”

Tuyến xe lửa phụ chạy dọc bờ biển, ga xe lửa nhỏ không nhân viên phục vụ tĩnh lặng như bị bỏ quên....., “Tuyến đường sắt phụ” cách xa tuyến xe lửa chính, không chỉ là sự di chuyển trên tuyến đường và không gian mà còn là chuyến du lịch của tâm linh, giúp con người có thể chạy trốn hiện thực bận rộn, nghỉ ngơi, tìm lại chính mình trong giây lát. 

   


Ga Shanli mà nhà văn Liu Ka-shiang hình dung “Sân ga không đến được” với không gian vô cùng tĩnh lặng yên bình.


Năm 2011, để phát triển ngành du lịch, Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan (Taiwan RailwaysAdministration -TRA) hợp tác với ezTravel lên kế hoạch, đưa ra hành trình “Đoàn xe lửa du lịch dạng tàu du lịch lữ hành” , phía bắc từ ga Yongle - Su’ao, phía nam đến ga Fangye –Pingtung, các sân ga bị người đời dần lãng quên do ít du khách vãng lai nay vì thế mà tăng thêm rất nhiều du khách đến tham quan.

 “Ngoài vận chuyển ra, nên có thêm nét văn hóa của ngành đường sắt”, Tiêu Quán Quần (Hsiao Kuan-chun)- trưởng ban chiến lược của ezTravel nói. Năm đó Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan có ý muốn phát triển tham quan du lịch, bèn hợp tác với ezTravel, thử nghiệm xe lửa du lịch dạng tàu du lịch lữ hành từ đoạn ga Shulin đến Su’ao, ga Hualien đến Guan shan. Sau khi tuyến du lịch bằng xe lửa này được vận hành đã nhận được hưởng ứng nhiệt liệt của mọi người, năm 2011, Cục  Quản lý Đường sắt Đài Loan sửa đổi chiến lược, mỗi tháng cho chạy  ít nhất 1 chuyến xe lửa du lịch dạng tàu du lịch lữ hành. Tuyến đường của xe lửa du lịch dạng tàu du hành không giống như tuyến chính truyền thống ở phía tây, phía đông chỉ dừng ở các ga lớn, mà những ga nhỏ như ga Fengtian ở Hualien, ga Duoliang ở Taitung cũng được xếp vào hành trình chuyến đi. 

 


Nam Duoliang, bắc Badouzi”, ga Badouzi được sử dụng lại do tuyến xe lửa Shen’ao thông xe trở lại.


Ví dụ như, ga Fangye, ga Shanli mà luôn cả sân ga cũng không có, được nhà văn Liu Ka-shiang hình dung “Sân ga không đến được” cũng nằm trong hành trình của đoàn tàu du lịch. Ngoài ra, ga Qiding ở Miaoli’s cũng được du khách yêu thích. Khác với các ga lớn có nhiều hành khách đi lại, tại ga Qiding mỗi ngày không có đến 100 hành khách là một ga không có nhân viên phục vụ. Đi ra phía ngoài sân ga,  đường hầm Mẫu Tử nằm cạnh ga có phong cảnh y hệt cảnh trong phim hoạt hình Spirited Away của Nhật, vai chính trong phim thoát ly khỏi thế giới hiện thực đi vào con đường hầm hoang tưởng.

Ga Jialu có tên gọi “Ga nhỏ lớn nhất” cũng là một trong các điểm dừng của đoàn tàu du lịch dạng tàu du lịch lữ hành. Ông Tiêu Quán Quần giải thích, ga Jialu nằm trên tuyến đường xe lửa Nam Hồi, trước kia cũng là một ga rất nhộn nhịp đông người, “Tuy ga Jialu có diện tích không lớn, nhưng mỗi ngày có rất nhiều người đến và đi, có khí thế của một ga lớn.”

Để hành khách cảm nhận được sự thanh nhàn của một ga nhỏ không nhân viên phục vụ, trong hành trình, ngoài việc sắp xếp cho cho hành khách dừng lại ra, mỗi lần qua ga Fangye, Shanli không sân ga, tàu sẽ giảm tốc độ còn 20km/ h để du khách cảm nhận nhịp sống chậm ở các ga nhỏ của tuyến đường xe lửa phụ.

 


Đứng ở ga xe lửa không có nhân viên phục vụ, bạn có thể tự do thơ thẩn, dệt mộng.


Tuyến đường sắt nhánh mang đầy đặc sắc, phong cảnh đặc biệt.

Phục hưng ga xe lửa nhỏ, phong trào du lịch tại các tuyến xe lửa phụ sôi động trở lại, ngoài ga Pingxi, Jiji và tuyến Neiwan mà mọi người quen thuộc ra, năm 2014 do Viện bảo tàng Khoa học Hải Dương khai trương, nên đã phục hồi lại tuyến xe lửa Shen’ao đã ngưng chạy từ lâu. Tuyến xe lửa phụ nào bạn thích nhất? Chuyên gia Su Zhaoxu cười nói, trong lòng ông các tuyến xe lửa này đều có nét đẹp mê người riêng.

 “Tuyến đường sắt chạy quanh đảo Đài Loan như là món ăn chính và tuyến phụ giống như những món ăn phụ, khi thưởng thức đều có hương vị khác nhau .” Su Zhaoxu nói.

Chuyên gia Su Zhaoxu cũng chú thích cho những tuyến mà trước kia được mọi người yêu thích bao gồm Jiji, Neiwan và Pingxi, tuyến vùng núi một độ cho xe chạy lại rồi lại ngưng và tuyến Shen’ao mới thông xe do Viện bảo tàng Khoa học Hải Dương khai trương.

 “Ngồi tuyến Shen’ao thì ngắm biển” Su Zhaoxu nói. Tuyến Shen’ao chạy dọc bờ biển Dong Bei Jiao(Mũi đông bắc Đài Loan) khởi đầu từ Ruifang đến trạm cuối Haikeguan mới, mặt núị nhìn ra biển, phong cảnh bờ biển hữu tình như tuyến Enoshima Electric Railway của Nhật Bản.

Su Zhaoxu cho biết, tuyến Shen’ao nằm ở Mũi đông bắc Đài Loan là tuyến xe lửa phụ nằm ở phía bắc nhất hiện nay, đây cũng là tuyến xe lửa có độ dốc cao nhất. Nói về sự khởi đầu của tuyến xe lửa này, ta phải quay ngược về năm 1936, để vận chuyển khoáng sản, công ty khoáng sản Nhật Bản đã cho xây đường ray nhẹ nhằm di chuyển đá cát ra cảng. Năm sau, công ty này nới thêm đường xe lửa này đến Shen’ao, Badouzi cho tới Bachimen. Đương thời tuyến đường này trở thành đường vận chuyển hàng hóa, thậm chí trở thành đường giao thông trọng yếu để người dân qua lại giữa Ruifang và Keelung

 


Tuyến xe lửa có một lúc phải ngưng chạy do các nhân tố : xây dựng công lộ Đài Loan số 2 dọc bờ biển, nhà máy nhiệt điện Shen’ao ngưng hoạt động, cho đến khi Viện bảo tàng Khoa học Hải Dương ở Badouzi – Keelung mở cửa mới khôi phục kinh doanh vận chuyển, tái hiện phong cảnh bờ biển của tuyến Shen’ao.

Không giống phong cảnh bờ biển của tuyến xe lửa Shen’ao, tuyến xe lửa vùng núi cũ đoạn Sanyi – Houli từng được cho thông xe trở lại để đón tiếp “Đoàn xe lửa du lịch dạng tàu du lịch lữ hành”, rồi sau đó lại tạm ngưng thì có phong cảnh tuyệt đẹp của miền núi.

Tuyến xe lửa đường núi cũ chạy qua cầu Long-teng còn có tên gọi cầu Yutengping có nhiều tiềm năng di sản Thế giới được Su Zhaoxu hình dung là “Khởi đầu của tuyến đường dọc”. Tuyến xe lửa đường núi cũ được xây dựng vào năm 1908 này mang đầy ý nghĩa thời đại bị thay thế bởi tuyến xe lửa đường núi mới. Su Zhaoxu giải thích, tuyến đường núi cũ này bắt đầu từ Sanyi ở phía bắc, chạy xuống Fengyuan ở phía nam, đây là đoạn cuối của tuyến đường chạy xuyên tây bộ thuộc tuyến đường dọc. Đương thời, các tuyến đường xe lửa của Đài Loan đã thông xe từ Miaoli trở lên phía bắc, từ Đài Trung trở về phía nam, chỉ cần đoạn này tiếp nối vào thì có thể liên kết mạch giao thông bắc nam của Đài Loan. Với tầm quan trọng như vậy, cho nên lúc đó từng có câu nói: “Tuyến xe lửa vùng núi cũ được thông xe, thì toàn Đài Loan cũng thông luôn.” 

 


Đáp tuyến Pingxi đến ga Houtong, khi thì dạo bộ, khi thì dừng lại chọc các chú mèo, bước chân ta thanh thản nhẹ nhàng.


Tiềm năng của tuyến đường sắt nhánh, đợi cho thông xe trở lại.

Và các tuyến đường xe lửa phụ mà mọi người quen thuộc như Jiji, Neiwan và Pingxi đều có nét đặc sắc riêng của nó. Và trong lòng của Su Zhaoxu vẫn còn có nhiều tuyến xe lửa phụ tuyệt đẹp bị bỏ quên chờ đợi phục hồi thông xe.

Tuyến xe lửa phụ đứng đầu danh sách các tuyến xe lửa phụ đợi khai thác trở lại mà chuyên gia Su Zhaoxu mong muốn đó là đoạn sau của tuyến Shen’ao, đoạn liên kết Badouzi và  Liandong. Ga cuối cùng của tuyến Shen’ao hiện nay là ga Haikeguan, tuy nhiên nếu có thể kết nối với đoạn sau chạy qua bờ biển, Liandong, kết hợp với hệ thống cáp treo, liên kết với Jinguashi và Jiufen thì càng có thể thể hiện toàn diện cảnh đẹp của Dong Bei Jiao

Và tuyến xe lửa phụ thứ 2 mà ông chọn là tuyến cảng Hualien mà ông cho là “ Gần Thái Bình Dương nhất”.

Su Zhaoxu cho biết, đương thời xây tuyến cảng Hualien là một trong những hạng mục quan trọng trong kế hoạch 10 đại kiến thiết của Đài Loan, hiện nay 3 đường xe lửa tuyến gần cảng hiện có chạy sát Thái Bình Dương, trước mặt là cả một màu xanh của biển, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người. Trước mắt, tuyến xe lửa hiện có chỉ dùng để vận chuyển hàng hóa, nếu có thể chở thêm khách thì tiềm năng phát triển du lịch sẽ rất lớn.

Trong con mắt của ông còn một tuyến đường cũng mang đầy tiềm năng, đó là tuyến Đông Cảng ở Pingtung. Liên kết Zhenan và Donggang, tuyến Đông Cảng dài 6,2 km vốn là tuyến đường sắt chính của ngành đường sắt Đài Loan. Cho đến năm 1940 Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan sửa đổi tuyến đường, chuyển tuyến Chaozhou liên thông Zhenan và Fangliao, vậy là tuyến Đông Cảng trở thành tuyến phụ. Và trước khi ngưng hoạt động vào năm 1991, tuyến Đông Cảng đối mặt với sự cạnh tranh của giao thông đường bộ, lượng khách giảm nhiều, cuối cùng phải ngưng vận hành. 

 


Kết cấu bằng sắt của Cầu sắt Neishechuan bình lặng soi bóng trên mặt nước hồ, dáng mạo cao to tráng lệ.


Tuy nhiên, tuyến đường nằm ở cực nam Đài Loan này, đương thời khi còn vận hành ta có thể thấy được cảnh nước phun tung tóe của hồ nuôi cá, nếu như nó được vận hành trở lại và liên kết với các thắng cảnh cùng các  hoạt động như căn cứ địa trên nước tại Dapeng, cá ngừ đại dương Đông Cảng, lễ tế tàu Ngũ Phủ Thiên Tuế Vương thì sẽ tạo ra được nét đặc sắc của tuyến đường phụ này.

Nói đến xe lửa, Su Zhaoxu vô cùng rành rọt. Đối với ông, xe lửa không chỉ là 1 chuyến du lịch của tâm linh mà còn thể nghiệm được sự nhàn hạ nhìn đông nhìn tây nhìn trước nhìn sau, không phải chăm chú lo lắng bị kẹt xe như khi ta tự mình lái xe hơi. Thỉnh thoảng, đáp xe lửa, phong cảnh dọc đường khơi dậy cảm xúc ngày xưa. “Ngồi xe lửa là phương thức để hồi tưởng lại ký ức.” Ông nói.

 “Ga xe lửa là cánh cửa của cố hương, là lâu đài của nỗi nhớ quê hương, sân ga là vũ đài của sự hợp tan ly biệt, xe lửa là đường ray liên thông nỗi nhớ và ký ức, mỗi một tuyến đường phụ đều có sợi dây tình cảm riêng.”

Su Zhaoxu phát biểu như vậy khi nói về sự quyến rũ của tuyến đường xe lửa phụ Đài Loan.