Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Một chén chè, hai hương vị
2018-03-05

1

Cục Lao động, chính quyền thành phố Đào Viên tổ chức “Triển lãm Văn hóa Hôn lễ 4 quốc gia VIPT”, Li Aizhen( giữa) mặc trang phục truyền thống Indonesia. ( Ảnh do Li Aizhen cung cấp)
 

Như vô số các tân di dân Đông Nam Á sinh sống tại Đài Loan, Sun Li’an và Li Aizhen đến từ Thái Lan và Indonesia cũng trải qua nhiều gian nan trắc trở, họ là cô dâu nước ngoài từng bị kỳ thị, sau đó, dần dần được công nhận thân phận và trở thành “ Tân di dân” của Đài Loan. Sinh sống tại đất nước xa lạ lâu ngày thì nơi đây cũng trở thành quê hương, món ăn quê nhà từng bị chê bai nay cũng đã trở thành món ngon trên bàn ăn của gia đình, thậm chí còn được người nhà ưa thích. Và món chè mang đậm hương vị nam dương là lời diễn giải tốt nhất về sự “ Khổ tận cam lai” của họ sau nhiều năm sinh sống tại Đài Loan.
 

Gần đến giờ trưa của ngày cuối tuần cuối mùa hè, lớp của trường tiểu học Đồng An – Đào Viên tràn đầy tiếng nói giọng cười, trong lớp có hơn  40 học sinh, thế hệ thứ 2 của tân  di dân. Hôm nay các em tham gia trại hè Thể nghiệmVăn hóa Thái Lan. Sun Li’an, 47 tuổi cùng với một bạn người Thái Lan và các chị em người Đài Loan đang chuẩn bị nguyên liệu nấu chè Bí đỏ bột bán kiểu Thái cho các em. Sun Li’an cười nói, bột bán tức là burburchacha, đây là món chè dễ nấu nhất, “ Trẻ con thích ăn nhất!”

 

 


Chè chendol là món chè phổ biến tại Indonesia, cọng bột màu xanh được làm từ lá dứa và bột đậu xanh.

Trước kia bị kỳ thị, nay đổi lại chúng tôi dạy họ nấu ăn!

Sun Li’an đến từ Thái Lan, 24 tuổi,  tốt nghiệp trường cao đẳng chuyên nghiệp  đến Đài Loan theo diện đoàn tụ gia đình. Cô vốn muốn đến Đài Loan học đại học. “ Tôi còn mang theo 1 cuốn tự điển Anh văn dày cộm!” , cô cho rằng biết nói tiếng Anh thì không gặp trở ngại gì. Không ngờ sự việc diễn ra không như mình mong muốn, không biết 1 câu tiếng Trung nào, cô bắt đầu vừa đi làm, vừa đến lớp bổ túc học tiếng Trung. Còn việc làm sao quen biết anh chồng hiện tại? Cô nói đùa: “ Vì anh ấy bám dai như đỉa!”. Cô cười nói, đó là do bạn bè giới thiệu, quen nhau hơn 1 năm, cô nghĩ “ Kệ đi, anh ấy yêu mình như vậy” cho nên gả cho anh ấy. Hai người có với nhau 1 trai 1 gái.

Cuộc sống hôn nhân rất đầm ấm, nhưng lúc mới đầu không dễ dàng chút nào. Sun Li’an nói,  mẹ chồng hay quở trách cô: “ Con trai là tao sanh, con dâu không phải tao sanh.” Bà còn đề phòng cô ăn cắp tiền mọi lúc mọi nơi, sợ cô bỏ đi, nhưng với cá tính lạc quan, cô nói: “ Tôi không biết người khác đau buồn bao lâu, nhưng tôi buồn 1 ngày, khóc rồi hết! Chỉ hy vọng ngày mai sẽ tốt hơn.” Ở lâu biết rõ lòng người, sự nhẫn nhục của Sun Li’an đã được đáp lại. Cô hồi tưởng, có 1 lần mẹ chồng nằm viện, bà đã đưa sổ gởi tiền cho cô giữ, lúc này cô biết là mẹ chồng đã chấp nhận cô, không đề phòng cô nữa.

 


Tình cảm mẹ con thân thiết của Sun Li’an và hai con Sun yong yan, Sun yong shan . Ngày nghỉ cuối tuần hai em đến “ Trại hè thể nghiệm văn hóa Thái Lan” giúp mẹ.

Nhưng trong mười mấy năm đầu, Sun Li’an sống tại Đài Loan rất cô đơn, cô ngoan ngoãn nghe lời nhà chồng, không ở nhà chăm sóc gia đình thì đến xưởng làm việc kiếm tiền, cuộc sống của cô chỉ có 2 nơi này, không có cuộc sống riêng tư, cũng rất ít bạn bè. Cho đến 9 năm trước, cô tiếp xúc với hiệp hội Phát triển khu phố Lập Tín khu Trung Lịch, Đào Viên do cô giáo Triệu Bội Ngọc sáng lập, nhằm phục vụ Chị em tân di dân với tên “Hui Zhi Lan Xin”. Sun Li’an bắt đầu tham gia hoạt động, tiếp xúc với mọi người, cô còn đoạt giải nhì trong cuộc thi diễn thuyết tiếng Trung, điều này khiến cô tự tin ! Sun Li’an nói, cô Triệu Bội Ngọc dạy cho cô nhiều điều: “ Cuộc đời của tôi không còn âm thầm hy sinh cho gia đình để rồi đánh mất chính mình!”

Cô nhận ra rằng, chăm sóc gia đình cũng có thể làm những việc mình thích. Vậy là cô bắt đầu theo học các lớp, cô cũng rất thích bộ môn làm đẹp, cô cười nói : “40 tuổi tôi mới đến giai đoạn ngỗ nghịch!” Lúc đó, mặc dù người nhà phản đối cô vẫn đến làm việc tại công ty mỹ phẩm. Cô khen công ty này hết lời : “Công ty sẽ đào tạo người mới, tôi nhận được rất nhiều tiền thưởng, thu nhập nhiều, người nhà bắt đầu có cái nhìn khác với tôi.” Cô Triệu Bội Ngọc ngồi bên cạnh bổ sung: “Sun Li’an từng đoạt được danh hiệu bán hàng giỏi nhất toàn Đài Loan, chỉ riêng khoản bạn bè người Thái Lan  Sun Li’an bán không xuể nữa là!”

Độc lập về kinh tế, quyền dạy con cũng đã có. Sun Li’an nói, trẻ lúc còn nhỏ cảm thấy tiếng mẹ đẻ không quan trọng, nhưng mấy năm gần đây quan niệm này thay đổi rồi. Lý do là vì chính phủ mở rộng chính sách dạy tiếng mẹ đẻ tại các trường học, các trẻ phát hiện biết thêm 1 loại ngôn ngữ tức tăng thêm một ưu thế, con trai lớn học đại học khoa du lịch, càng cảm nhận được tính quan trọng của tiếng mẹ đẻ. Sun Li’an cười nói hiện nay con trai rất cởi mở: “Nó thường nói mình là con lai!”. Bây giờ hai đứa cứ đòi học tiếng Thái Lan, ở nhà cũng tự động nói tiếng Thái với cô. Thực ra, hoạt động trại hè lần này  hai trẻ cũng đến phụ giúp.

 


Các em học sinh tham gia “Trại hè thể nghiệm văn hóa Thái Lan”, thông qua các trò chơi, ẩm thực, ca hát thể nghiệm văn hóa nước Thái.

Khi cuộc sống không như ý, cô từng nghĩ: “ Có lẽ cuộc sống của mình sẽ tốt hơn khi không đến Đài Loan!” Hiện tại gia đình hạnh phúc, con trẻ bình an khôn lớn, cô còn có cơ hội “ Sống cho mình” , không ngờ lại có thể hạnh phúc như vậy. Sun Li’an cho biết, quá trình sống tại Đài Loan, từ bị kỳ thị, miễn cưỡng tiếp nhận, cho đến nay được tôn trọng và được thừa nhận là một phần tử của Đài Loan, cô cảm thấy vô cùng mãn nguyện.

Ở nhà cô thường nấu những món ăn Thái Lan, cô nói, người nhà thích cô làm món thịt băm basil  (món thịt băm xào rau húng kiểu Thái), cà ri xanh và món chè bột bán để điểm tâm. Cô cười nói: “Mọi người đều thích ăn.” Nhờ tài nấu ăn ngon của cô  nên chồng cô vốn chỉ nặng 80 kg, nay tăng đến 100 kg. Nghĩ lại quá khứ, cô nói: “Hiện nay tôi cảm thấy không còn phân biệt người này người kia nữa, khi tôi nói tôi là người Thái Lan, người Đài Loan rất vui vẻ tiếp nhận tôi, đôi khi họ còn nhờ tôi chỉ cách nấu các món ăn. Điều này khác với trước kia rất nhiều!”.

 

 


Chè chendol là món chè phổ biến tại Indonesia, cọng bột màu xanh được làm từ lá dứa và bột đậu xanh.

Cuối cùng hương liệu và cối đá của quê hương đã được dùng đến!

Li Aizhen cũng là một thành viên của  “Hui Zhi Lan Xin”, Li Aizhen 42 tuổi , cô đến từ Indonesia, là tín đồ Thiên Chúa giáo, chồng cô theo đạo Nhất Quán, 17 năm trước cô gả sang Đài Loan là chuyện ngoài ý muốn. Năm đó cô mướn nhà ở Jakarta, bạn bè giới thiệu nên cô quen với chồng cô sang đó để tuyên truyền đạo. Một năm anh ta sang Indonesia 2-3 lần, có một lần anh cùng cả nhà sang Indonesia, mẹ chồng tương lai cho biết muốn gặp ba má cô, trong lòng cô nghĩ sao nhanh quá vậy và đưa ra 3 điều kiện, hy vọng họ thấy khó mà rút lui.

Ba điều kiện này là: Thứ nhất, không thay đổi tín ngưỡng, thứ hai, tương lai sanh con, con trẻ có thể tiếp xúc với đạo lý Thiên Chúa giáo, thứ ba là người chồng tương lai đến giáo đường học 3 tháng, điều quan trọng nhất là “Kết hôn thì không được ly hôn, anh ta chấp nhận thì tôi đồng ý.” Kết quả đối phương đều đồng ý những điều kiện này! Giờ thì đến lượt cô lo lắng, ngủ không yên, làm sao từ chối đây?

 


Chè bột bán tại các quốc gia Đông Nam Á không giống nhau, chè bột bán kiểu Thái Lan thường dùng đến bí đỏ.

Đã cưỡi lên lưng cọp thì khó xuống, một đoàn người vượt đường xá xa xôi , ngồi thuyền tốc độ cao 8 tiếng đồng hồ về đảo Bangka ở Sumatra, quê hương Li Aizhen. Lúc đó cô đang làm công tác phụ đạo tại trường trung học, cô nghĩ: “Tại sao mình tốt nghịêp đại học, có việc làm ổn định lại đi kết hôn với người Đài Loan?” Thời điểm đó là  lúc Indoneisa tẩy chay người Hoa vào giai đoạn mãnh liệt nhất, tuy mẹ cô rưng rưng nước mắt không nỡ xa con nhưng người cha cho rằng đây là cơ hội, cứ dặn đi dặn lại, muốn chàng rể chăm sóc tốt con mình và như vậy cô được gả sang Đài Loan.

Indonesia là đất nước có nhiều hương liệu, rất nhiều món ăn dùng đến hương liệu. Li Aizhen rất thích nấu ăn, khi mới đến Đài Loan, hành lý của cô đựng đầy hương liệu: sả, nghệ, tiêu....Cô còn mang cả 1 cái cối đá rất nặng sang Đài Loan để xay, dầm hương liệu, làm nước chấm, chuẩn bị xong 1 bàn toàn món ăn Indonesia, cô không ngờ cả nhà ăn không quen, “Thức ăn của Đài Loan rất đơn giản, chỉ cần tấm thớt, cắt cắt là xong.” Cho nên cô nhập gia tùy tục, theo người nhà làm sủi cảo, bánh ú chay của người Khách Gia, bánh mochi (bánh dày Nhật Bản).... Cô cười nói: “Về sau nấu cơm cứ giống hệt người Đài Loan”, hương vị quê hương tạm thời bị phong kín lại.

 

Tuy là hoa kiều nhưmg chỉ biết nói tiếng Khách Gia, không biết tiếng Trung, sau khi đến Đài Loan cô đến trường bổ túc học tiếng Trung, cô cười nói: “Cùng rất nhiều bà lão học ㄅㄆㄇ”. Qua nhiều năm, cuộc sống của cô chỉ quanh quẩn trong nhà mình hay nhà mẹ chồng, cô phải chăm sóc cả gia đình người lớn kẻ nhỏ. Cô cười cho biết, cô chỉ quen với người già, mỗi ngày quét dọn làm việc nhà, “Tôi muốn đi làm, muốn xem cuộc sống bên ngoài ra sao.” Tuy chồng không ủng hộ, nhưng cũng không phản đối, cô đã hạ quyết tâm, bèn chạy xe máy đến khu công nghiệp tìm việc, rất thuận lợi, cô tìm được việc làm tại công ty thuộc ASE Group. Tuy nhiên công việc này  không bền, có lẽ vì mệt nhọc tích lũy lâu ngày, sau 4 năm làm việc cô bị tổn thương cột sống nghiêm trọng đến độ không đi đứng được, cô phải tập vật lý trị liệu gần 2 năm mới có thể đi lại.

Sau khi sức khỏe hồi phục không lâu Li Aizhen tiếp xúc với “Hui Zhi Lan Xin”, Triệu Bội Ngọc, người phụ trách hiệp hội hỏi cô: “Có muốn học tiếng Trung không?” Vậy là cô bắt đầu tham gia các hoạt động của hiệp hội, bao gồm các hạng mục : làm tình nguyện viên dạy tiếng mẹ đẻ tại trường tiểu học “ Tôi dạy cho các em tiếng Indonesia, các em thì dạy tôi tiếng Trung.” Trở lại nhà trường khiến cô tự tin hơn, cô bắt đầu đi dạy tiếng mẹ đẻ ở khắp nơi, hiện tại cô dạy tiếng Indonesia tại đại học cộng đồng Trung Lịch, con trai đã lâu không nói tiếng Indonesia cũng bắt đầu nóí chuyện với mẹ bằng tiếng của mẹ mình.

 

Vì chăm chỉ tham gia các hoạt động của “Hui Zhi Lan Xin”, cô có cơ hội cho mọi người thưởng thức các món ăn Indonesia của cô! Tại các buổi giao lưu, cô trổ tài nấu nướng, cối đá được cất từ lâu nay mang ra sử dụng, người nhà cũng dần dần tiếp nhận hương vị quê hương  cô, lại rất thích món thịt bò hầm Padang , cà ri Indonesia. Cô vui mừng nói: “Trước kia nấu một nồi một mình ăn, rất cô đơn, giờ thì lạ lắm, mọi người giành nhau ăn! Chồng tôi nói bụng anh ấy như cái thùng rác, cái gì cũng ăn!”

Ngày hè cô thường nấu chè cho gia đình thưởng thức, chendol là món chè nổi tiếng của Indonesia, cách làm rất đơn giản. Ở Đài Loan cô cũng làm món chendol, cô cười nói: “Các em nhỏ rất thích món chè này.”