Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Khoa Kỹ thuật điện của Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan kết hợp với nhà sản xuất giới thiệu chip AI nhỏ nhất thế giới

Đội ngũ khoa Kỹ thuật điện của Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan (NTNU) do Giáo sư Vương Vĩ Ngạn (bên phải) hướng dẫn cùng tiến hành hợp tác với doanh nghiệp sản xuất chip điện tử là Công ty AVSdsp, ngày 18/1/2019 đã cho ra mắt chip AI (trí tuệ nhân tạo) nhỏ nhất thế giới với chiều dài và chiều rộng đều chỉ có 0,7cm và “Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối” (Ảnh: NTNU)

Đội ngũ khoa Kỹ thuật điện của Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan (NTNU) do Giáo sư Vương Vĩ Ngạn (bên phải) hướng dẫn cùng tiến hành hợp tác với doanh nghiệp sản xuất chip điện tử là Công ty AVSdsp, ngày 18/1/2019 đã cho ra mắt chip AI (trí tuệ nhân tạo) nhỏ nhất thế giới với chiều dài và chiều rộng đều chỉ có 0,7cm và “Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối” (Ảnh: NTNU)
 

 Đội ngũ khoa Kỹ thuật điện của Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan cùng tiến hành hợp tác với doanh nghiệp sản xuất chip điện tử là Công ty AVSdsp, ngày 18/1/2019 đã cho ra mắt “Chip AI (trí tuệ nhân tạo) đầu cuối (AVS-AI860)” - chip điện tử nhỏ nhất thế giới với kích thước chỉ bằng 1/15 đồng xu 1 Đài tệ và “Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối”.
 

 Chip AI đầu cuối thông thường phải kết hợp với CPU (bộ xử lý trung tâm) máy chủ hoặc GPU (bộ xử lý đồ họa) và các thiết bị ngoại vi mới có thể kiểm tra được hiệu quả suy luận. “Chip AI đầu cuối (AVS-AI860)” với chiều dài và chiều rộng đều chỉ có 0,7cm và “Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối” lại do chip AI Mipy đóng vai trò là trợ lý kỹ thuật số thông minh để tiến hành suy luận nhận dạng AI, truyền kết quả nhận dạng về chip điều khiển chính mà nó kết hợp. “Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối” sẽ tiến hành xử lý tiếp và xác minh tính năng, toàn bộ quy trình không cần lập trình, chỉ cần thông qua trang menu là có thể thao tác, rất dễ sử dụng.
 

 Giám đốc điều hành Công ty AVSdsp, ông Thẩm Liên Kiệt cho biết: chip AI được nghiên cứu và phát triển lần này nhấn mạnh các yếu tố “nhỏ, nhanh, tốt, kinh tế”, là con chip có thể tích nhỏ nhất thế giới, tốc độ nhanh, sử dụng tốt, mỗi con chíp chỉ có giá hơn 1 đô la Mỹ. Ông Thẩm Liên Kiệt cũng nói, người sử dụng không cần phải có kiến thức về công nghệ để lập trình, chỉ cần thông qua khóa đào tạo AI và liên kết kỹ năng AI là có thể sử dụng một cách dễ dàng.
 

 Chip AI Mipy được đặt cạnh chíp điều khiển chính dưới dạng IC hỗ trợ, có thể xử lý song song, nhận dạng độc lập. Do đó, “Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối” này sẽ hỗ trợ cho bất kỳ sản phẩm nào đã thiết lập chức năng sơ cấp về xử lý âm thanh và hình ảnh, dễ dàng nâng cấp thành chức năng AI. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy chỉ cần mất 3/1000 giây là có thể nhận dạng 100 khuôn mặt.
 

 Giáo sư Vương Vĩ Ngạn của khoa Kỹ thuật điện, Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan cho biết: Mục tiêu trong tương lai là ứng dụng các sản phẩm đầu cuối được trang bị “Chip AI đầu cuối (AVS-AI860)” và “Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 

 Lô 10.000 bộ chip AI Mipy đầu tiên và hàng nghìn bộ Bảng xác minh AI sản phẩm đầu cuối sẽ được tặng cho các đơn vị nghiên cứu học thuật và hy vọng sẽ không ngừng hoàn thiện năng lực nghiên cứu và phát triển qua mỗi năm.