Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Lee Tien-chi đầu tư vào Việt Nam Dẫn dắt những người đến sau
2018-02-22

1

 

Năm 2014, bộ phim “KANO” do đạo diễn Ma Chih-Hsiang (Mã Chí Tường) dàn dựng, tường thuật câu chuyện vềý chí quyết thắng của đội bóng chày Kano của(trường Jia-yi Nong lin), dốc hết sức lực tấn công phòng thủ, giành từng điểm một để giành chiếc vé vào thi đấu trên sân Koshien, thánh địa của môn bóng chày Nhật Bản.

Năm 1989, ông Lee Tien-chi (Lý Thiên Thất)tốt nghiệp tại chính ngôi  trường Jia-yi Nong lin, sau đó sang Việt Nam phát triển sự nghiệp, từ quá trình nỗ lực phấn đấu hơn 20 năm, công ty Associate Yang Vietnam Ent.Co., Ltd ( Công ty TNHH kỹ nghệ gỗ ASY) do ông thành lập đạt doanh thu mỗi nămđạtkhoảng 20 triệu - 30 triệu USD, năm 2016 ông được bầu chọn chức vị Hội trưởng Tổng hội Liên hiệp thương gia Đài Loan khu vực Châu Á, cũng giống như người anh đầu đàn trong trường học năm xưa, ông đã từng bước mở ra trang mới cho cuộc sống bằng chính sức lực của mình.

   


Nỗ lực kinh doanh nhiều năm tại Việt Nam, ông Lee Tien-chi thường đề xuất ý kiến xây dựng cho Chính sách hướng Nam mới.


Cả cuộc đời ông may mắn được làm đúng ngànhchuyên môn của mình, ông đầu tư vào ngành gia công gỗ, sau khi tốt nghiệp Cao đẳngkhoa lâm nghiệp, Tổng giám đốc Công ty Associate Yang Vietnam Ent.Co., Ltd Lee Tien-chi đã cùngvới bạn học và các anh chị khóa trước hùn vốn kinh doanh, 7-8 người bạn cùng vay mượn ngân hàng, cộng thêm số tiền của riêng ông cũng được hơn 2 triệu Đài tệ, thế là mọi người cùng bắt tay vào làm ăn. Ông Lee Tien-chi nói, chỉ riêng phần mua công xưởng cũng tốn mất hơn 1 triệu Đài tệ, xem như một sự mở đầulập nghiệp rất vất vả trầy trật, thậm chí có những lúc không có tiền mua máy móc, phải thu tiền trước của khách hàng sau đó khấu trừ dần vào khoản thu nhập.

Chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á

Một hai năm đầu khi mới lập nghiệp, do vốn đầu tư ít ỏi, doanh thu tăng trưởng theo cấp số nhân, thế nhưng ông Lee Tien-chi nói, điều hành một công ty không phải chỉ dựa vào kỹ thuật chuyên môn, mà còn phải cần thêm những người tài giỏi về kế toán và tài vụ, hiểu nguyên tắc “Cầm viết còn khó hơn cầm cây cuốc”, sành sỏi về các danh từ chuyên môn trong thương mại như bên vay, bên mượn, chuyển khoản,chuyển ngân phiếu, v.v...đối với các bạn đồng sáng nghiệp, những người xuất thân từ ngành kỹ sư mà nói thì thuật ngữ nói trên giống như là những từ ngữ của hành tinh khác, không một ai muốn tiếp xúc học hỏi, trong khi lại gặp phảitình hình kinh tế khó khăn, nên đã khiến cho công ty đầu tiên của ông Lee Tien-chi buộc phải đóng cửa.

 


Kết thúc sự nghiệp hợp tác làm ăn với bạn bè, ông Lee Tien-chi chuyển sang làm nghề mua bán gỗ nguyên liệu nhập về từ Malaysia. Tài nguyên lâm nghiệp của đất nước này rất phong phú, nhất là cây cao su. Trước kia, cây cao su chỉ dùng để cạo mủ, do gỗ của loại cây này dễ bị sâu mọt ăn, cho nên không thể sử dụng làm vật liệu gia dụng. Thế nhưng ông Lee Tien-chi và đồng nghiệp lại nhìn ra cơ hội kinh doanh từ loại gỗ này và bắt tay vào khai thác, sau khi xử lý khâu chống mọt và chống ăn mòn, loại gỗ này trở thành nguyên vật liệu làm vật dụng gia đình có giá thành rẻ mà chất lượng tốt, sau đónhập hàng về lại Đài Loan, tạo nên một phong trào cao điểm trong ngành vật liệu sản xuất sản phẩm gia dụng tại Đài Loan. Nhưng do ngày càng có nhiều doanh nhân Đài Loan sang Malaysia tìm kiếm và mua bán gỗ cao su, nên sức cạnh tranh ngày càng mãnh liệt hơn, gỗ cao su tại Malaysia cũng theo đó mà tăng giá vùn vụt, vì thế ông Lee Tien-chi đã chuyến hướng sang thị trường Việt Nam.

Năm 1989, ông Lee Tien-chi sang Việt Nam để tìm nguồn nguyên liệu gỗ, trong mấy năm đầu tiên, ông mua gỗ cao su từ Việt Nam vànhậpvề Đài Loan bán, mãi đến năm 1994, chính phủ Việt Nam bắt đầu chú ý đến vấn đề lượng lớn nguyên vật liệu thiên nhiên bị bán ra nước ngoài, nhưng lại không dành bất cứ một cơ hội tìm việc làm nào cho người dân trong nước, cho nên đã ra quy định, doanh nhân nước ngoài không được mua bán nguyên liệuđơn thuần, mà phải mở công xưởng tại Việt Nam, vì vậy mà ông Lee Tien-chi đã thành lập công xưởng ngay tại đất nước này.

 


Công ty Associate Yang Vietnam Ent.Co., Ltd. sản xuất gỗ, chủ yếu là sản xuất mặt hàng giường trẻ sơ sinh và các sản phẩm gỗ nội thất, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ.


Từng bước đầu tư vào Việt Nam

Nhìn thấy được tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vô cùng phong phú, trong thời kỳ đầu các doanh nhân Đài Loan vào Việt Nam chủ yếu đầu tư vàongành ngư nghiệp và ngành lâm nghiệp, thế nhưng tình hình thực tế không mấy lạc quan. Nghĩ đến giai đoạn đầu khi mới bước chân vào Việt Nam,một thị trường vừa trải qua chiến tranh, và cũng chỉ mới chập chững bắt tay vào công cuộc cải cách mở cửa làm ăn với nước ngoài, cho nên trình tự thị trường rất lộn xộn, còn nhiều chế độ đều đang chờ hoàn thành. Mặc dù chính phủ Việt Nam rất muốn kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, nhưng khi nhắc đến trình tự thị trường và cơ chế thẩmđịnh, ông Lee Tien-chi chỉ có thể dùng câu “Không sao hiểu nổi được” để hình dung sự việc.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu mới mở cửa, muốn đến các tỉnh thành khác đều phải có giấy thông hành, muốn nghỉ qua đêm thì cần phải xin phép trước. Người Việt Nam không biết cách thức mua bán, cũng không biết định giá sản phẩm, bên bán thường hay hỏi bên mua là trả bao nhiêu tiền, thêm vào đó trình tự tiền tệ cũng rất lộn xộn, ông Lee Tien-chi cười và nói:"Người Việt Nam thời đó khi giao dịch chỉ biết sử dụng đồng đô la Mỹ và vàng để trao đổi mua bán.”

Lúc bấy giờ chính phủ Việt Nam quy định, doanh nghiệp nước ngoài bắt buộc phải hợp tác đầu tư với doanh nghiệp trong nước, thế là ông Lee Tien-chi tìm một công ty Việt Nam để cùng hợp tác kinh doanh, thông qua đó nhập khẩu máy móc để gia công gỗ. Năm 1995, với phương thức liên doanh ông đã dời công ty vào Khu công nghiệp Đồng Nai, Việt Nam, mặc dù nói là liên doanh, nhưng công ty hợp tác sẽ không bỏ vốn đầu tư, điều này cũng giống như mượn tên doanh nghiệp địa phương để kinh doanh, đến năm 1997, ông mới mua lại toàn bộ cổ phần của công ty hợp tác, trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

 


Ông Lee Tien-chi và Trường Đại học Kỹ thuật Đài Bắc mở Khóa chuyên đào tạo ngành sản xuất đồ gỗ gia dụng.


Nâng đỡ dẫn dắt người đi sau, tham gia hoạt động cộng đồng

Năm 2002 được xem là một năm quan trọng của thị trường Việt Nam. Năm 2001, sau khi Mỹ và Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement, BTA), thương gia Đài Loan tại Việt Nam cuối cùng cũng đã hết cơn bỉ cực, đến hồi thái lai, ông Lee Tiên-chi nói, trước năm 2002, thương nhân Đài Loan tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, chỉ có thể nhận đơn đặt hàng lẻ từ Nhật Bản và các nước Châu Âu, khó có thể sản xuất hàng loạt. “Lúc bấy giờ chính phủ Việt Nam từng hứa hẹn vàokhoảng năm 1996 thì sẽ mở cửa, cuối cùng phải chờ đến năm 2002.”

Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, từ đó cũng kéo theo rất nhiều dòng vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường mới này, tạo nên một khí thế sôi động cho thị trường Việt Nam, thêm vào đó là Mỹ kiện Trung Quốc đại lục về vấn đề chống phá giá hàng hóa, rất nhiều đơn đặt hàng từ Trung Quốc đại lục đã chuyển sang Việt Nam, thị trường Việt Nam ngày càng nhộn nhịp hơn.

Là một trong những người đầu tiên đến Việt Nam, ngay từ buổi ban đầu ông Lee Tien-chi đã củng cốcho mình một thế đứng vững mạnh, đồng thời giúp đỡ nhiều doanh nhân Đài Loan đến sau. Trong thời kỳ đầu nhiều người Việt Nam không biết rõ về quy định đầu tư, khiến nhiều doanh nhân Đài Loan phải kiên nhẫn chờ đợi, ông Lee Tien-chi nói, lúc bấy giờ có 6-7 doanh nhân Đài Loan dựa vào công ty của ông để thành lập công xưởng, mãi đến năm 1997, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, một số Khu công nghiệp do không kêu gọi được vốn đầu tư, nên đã nới rộng điều kiện đầu tư, ông đã nhân dịp này dẫn dắt một vài công ty con, cùng đến Khu công nghiệp Bình Dương phát triển. Ngày hôm nay những doanh nghiệp này đã trở thành những công xưởng lớn với doanh thu hàng năm lên đến 60-70 triệu đô la Mỹ. Từ đó Khu công nghiệp Bình Dương cũng trở thành nơi hội tụ các doanh nhân ngành lâm nghiệp của Đài Loan, họ còn về Đài Loan thỉnh thần Lỗ Ban, vị thần được các người thợ thủ công tôn xưng là ông Tổsang Việt Nam, để thờ cúng bên trong khuôn viên Khu công nghiệp.

 


Công ty Associate Yang Vietnam Ent.Co., Ltd. sản xuất gỗ, cùng nhiều trường Đại học Đài Loan hợp tác tổ chức Kế hoạch thực tập trong mùa Hè, trong ảnh là buổi tham quan của các nghiên cứu sinh Trường Đại học Quốc gia Chungshan (Trung Sơn).

Nhiều năm qua, Công ty Associate Yang Vietnam Ent.Co., Ltd đã hợp tác với các trường đại học như trường Đại học Jia-yi ( Đại học Gia Nghĩa), trường Đại học Kỹ thuật Ping-dong ( Bình Đông), trường Đại học sư phạm Kaoshiung (Cao Hùng) tiến hành tổ chức kế hoạch Khóa thực tập mùa Hè dành cho sinh viên. Năm 2016, ông Lee Tien-chi đại diện cho Chi hội Việt Nam thuộc Nghiệp đoàn đồng nghiệp ngành gia dụng khu vực Đài Loan hợp tác với National Taipei University of Technology (Trường đại học Khoa học Kỹ thuật Đài Bắc) mở Lớp chuyên đào tạo ngành sản xuất đồ gỗ gia dụng, sinh viên sau khi theo học khóa này, hai năm cuối sẽ sang Việt Nam thực tập tại các công xưởng chế tạo gỗ gia dụng của các doanh nhân Đài Loan, giúp cho các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam đào tạo nguồn nhân tài cấp cao. Do nhiều công xưởng ngành sản xuất sản phẩm gia dụng Đài Loan di dời ra nước ngoài, nên cũng gặp vấn đề trong việc đào tạo thợ lành nghề, ông Lee Tien-chi hy vọng thông qua phương thức hợp tác giữa công xưởng và trường học để có thể hàn gắn lại lỗ hổng thiếu hụt nhân tài, và đáng nói hơn nữa là đích thân hưởng ứng Chính sách hướng Nam mới của chính phủ.

Từ năm 37 tuổi đã rời Đài Loan sang khu vực Đông Nam Á phát triển sự nghiệp, tính đến nay đã 27 năm, ông Lee Tien-chi đã nỗ lực mở rộng bản đồ sự nghiệp, và cũng không quên nâng đỡ doanh nghiệp Đài Loan sang Việt Nam phát triển, ông được Đại học Jia-yi trao tặng bằng danh dự người bạn kiệt xuất của trường, nhiệt huyết làm công ích xã hội, và trong nhiều năm liên tục, công xưởng của ông luôn được chính phủ Việt Nam chứng nhận là công xưởng đạt thành tích tốt trong ngành xuất khẩu. Ông thành lập Chi hội doanh nhân Đài Loan tại Đồng Nai, năm 2007 được bầu chọn là Hội trưởng Tổng hội Liên hiệp thương gia Đài Loan tại Việt Nam, năm 2016 nhận chức vụ Hội trưởng Tổng hội Liên hiệp thương gia Đài Loan khu vực Châu Á. Mặt hàng chủ yếu của Công ty Associate Yang Vietnam Ent.Co., Ltd là giường dành cho trẻ sơ sinh, ông Lee Tien-chi cũng là người luôn dẫn dắt nâng đỡcác doanh nghiệp Đài Loan trong bước đầu phát triển sự nghiệp tại Việt Nam, đấy có lẽ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi !